7 vấn đề răng miệng phổ biến nhất

7 vấn đề răng miệng phổ biến nhất

Các vấn đề răng miệng phổ biến mà nhiều người gặp phải bao gồm sâu răng, viêm nướu, răng nhạy cảm, ung thư miệng, mòn răng và hôi miệng.

Các vấn đề răng miệng không chỉ ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt hàng ngày mà còn khiến người bệnh cảm thấy tự ti trong giao tiếp. Tuy nhiên, các vấn đề về răng miệng có thể được khắc phục bằng cách đánh răng 2-3 lần mỗi ngày, sử dụng chỉ nha khoa, ăn uống lành mạnh và kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ. Sau đây là 7 vấn đề răng miệng phổ biến mà nhiều người gặp phải.

Hôi miệng

Hôi miệng gây ra nhiều trở ngại cho quá trình giao tiếp. Theo các chuyên gia, khoảng 85% người gặp tình trạng hôi miệng đều có liên quan đến bệnh viêm nướu răng, sâu răng, ung thư miệng, khô miệng và xuất hiện mảng bám trên lưỡi.

Sử dụng nước súc miệng có thể giúp giảm tình trạng hôi miệng, tuy nhiên, không thể điều trị tận gốc. Người bệnh cần đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra và đưa ra biện pháp điều trị phù hợp.

7 vấn đề răng miệng phổ biến nhất

Sâu răng

Sâu răng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi như trẻ em, thanh thiếu niên và người cao tuổi. Sâu răng xuất hiện do sự kết hợp của các mảng bám, đường và tinh bột tấn công vào men răng. Men răng bị mài mòn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh sâu răng.

Người bệnh có thể ngăn ngừa tình trạng sâu răng bằng cách đánh răng 2-3 lần mỗi ngày bằng bàn chải có lông mềm và kem đánh răng có chứa fluor phù hợp. Sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ hoàn toàn các mảng bám và vi khuẩn gây hại.

Viêm nướu răng

Viêm nướu răng là tình trạng nhiễm trùng nướu. Nguyên nhân gây ra tình trạng này do mất răng ở người lớn tuổi. Ngoài ra, bệnh tim và bệnh viêm nướu răng cũng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Viêm nướu răng xảy ra ở mọi lứa tuổi, phổ biến nhất ở những người sau 30 tuổi. Viêm nướu có thể do thói quen hút thuốc lá, bệnh tiểu đường và khô miệng.

Viêm nướu răng thường xuất hiện các triệu chứng như hôi miệng, nướu đỏ và sưng tấy, chảy máu nướu, răng nhạy cảm và đau nhức khó chịu. Người bệnh cần kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng/lần, đánh răng 2-3 lần mỗi ngày, sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để bảo vệ nướu răng.

7 vấn đề răng miệng phổ biến nhất

Răng nhạy cảm

Răng nhạy cảm khi xuất hiện các triệu chứng như ê buốt, đau nhức khi ăn đồ ngọt, nóng hoặc lạnh. Ngoài ra, một số trường hợp răng nhạy cảm hơn khi đánh răng và sử dụng chỉ nha khoa. Tuy nhiên, tình trạng này có thể được điều trị tận gốc.

Răng nhạy cảm là dấu hiệu của tình trạng răng sứt mẻ hay áp xe răng. Nếu tình trạng này không được điều trị kịp thời sẽ gây ra tình trạng mất răng hoặc nhiễm trùng xương hàm. Người bệnh cần đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra và đưa ra biện pháp điều trị phù hợp.

Ung thư miệng

Ung thư miệng là tình trạng nghiêm trọng và cơ thể gây tử vong. Tuy nhiên, tình trạng này có thể điều trị được nếu phát hiện sớm và biện pháp khắc phục phù hợp. Ung thư miệng là bệnh lý phổ biến ở những người trên 40 tuổi.

Ưng thư miệng có thể do thói quen hút thuốc lá, sử dụng rượu bia và mắc bệnh HPV. Ung thư miệng có thể xuất hiện các triệu chứng như lở loét, sưng tấy và thô ráp ở vùng quanh miệng. Ngoài ra, người bệnh có thể cảm nhận sự thay đổi khi nhai thức ăn, khó di chuyển lưỡi và quai hàm.

7 vấn đề răng miệng phổ biến nhất

Mòn men răng

Mòn men răng sẽ xuất hiện tình trạng răng nhạy cảm, răng đổi màu và răng sứt mẻ. Mòn men răng nghiêm trọng sẽ được bác sĩ chỉ định phương pháp trám răng. Ngoài ra, người bệnh cần đánh răng 2-3 lần mỗi ngày, sử dụng nước súc miệng có chứa fluor và chỉ nha khoa để bảo vệ men răng.

Mòn men răng có thể khiến răng bị sứt mẻ, gãy rụng. Mòn men răng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây ra các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, áp xe răng. Do đó, người bệnh cần kiểm tra răng miệng định kỳ để tránh những rủi ro liên quan đến tình trạng mòn men răng.

Loét miệng

Loét miệng sẽ khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, tình trạng này có thể biến mất sau 2 tuần. Theo các chuyên gia, tình trạng này có thể do loét miệng bên trong khoang miệng, loét miệng ở rìa môi ngoài, loét miệng do bệnh tưa miệng và nhiễm nấm.

Khi bị loét miệng, người bệnh cần thay đổi thói quen sinh hoạt, kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ để thực hiện cạo vôi răng và điều trị bệnh lý kịp thời. Loét miệng là vấn đề phổ biến nhưng có thể điều trị tận gốc nếu người bệnh chăm sóc răng miệng đúng cách.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc liên quan đến các vấn đề răng miệng hay phương pháp cấy ghép Implant, hãy liên hệ với nha khoa San Dentist qua hotline hoặc fanpage để được tư vấn và hỗ trợ.

NHA KHOA CHUYÊN SÂU RĂNG SỨ THẨM MỸ SAN DENTIST

An toàn đẹp mãi về sau

Bài viết hữu ích

Bắc cầu răng sứ là gì? Ưu điểm và hạn chế của phương pháp này?

Bắc cầu răng sứ là phương pháp phục hồi răng nhanh chóng và tiết kiệm chi phí. Vậy những ưu điểm và hạn chế của phương pháp này là gì?

Xem thêm
Hôi miệng do uống kháng sinh là gì?

Người bệnh sử dụng thuốc kháng sinh sẽ gặp tình trạng khó chịu và ợ ra mùi hôi. Đây được xem là tình trạng hôi miệng do uống kháng sinh. 

Xem thêm
Tìm hiểu mài răng có cần thiết khi bọc sứ hay không?

Mài răng có cần thiết khi bọc sứ hay không là vấn đề mà nhiều người thắc mắc khi tìm hiểu phương pháp này. Cùng San Dentist tìm hiểu nhé!

Xem thêm
Những lưu ý khi đặt cầu răng sứ

Bạn bị mất răng, răng bị sâu và muốn phục hình bằng cầu răng sứ, hãy tham khảo những lưu ý trong quá trình đặt cầu răng sứ để đạt hiệu cao. 

Xem thêm
Theo bạn nên nhổ răng vào lúc nào là thích hợp?

Nên nhổ răng vào lúc nào. Những thời điểm không nên nhổ răng. Theo dõi Nha khoa San Dentist để biết thêm thông tin hữu ích nhé!

Xem thêm
Răng không đều có dán sứ được không? Phương pháp được ưa chuộng hiện nay

Mục lụcHôi miệngSâu răngViêm nướu răngRăng nhạy cảmUng thư miệngMòn men răngLoét miệng Răng của bạn bị hô, không đều, khấp khểnh nhưng vẫn muốn dán sứ để có nụ cười đẹp, thu hút mọi ánh nhìn, nhưng vẫn thắc mắc một câu hỏi răng không đều có dán sứ

Xem thêm

Đăng Ký Dịch Vụ





    Liên hệ trực tiếp với tư vấn viên & Bác Sĩ để được giải đáp thắc mắc nhanh nhất.