Trì hoãn cấy ghép Implant sẽ gây ra hậu quả gì?

Trì hoãn cấy ghép Implant sẽ gây ra hậu quả gì?

Đối với những người mất răng mà đã được bác sĩ chỉ định cấy ghép Implant, thì lời khuyên của San Dentist chính là… không nền trì hoãn. Bởi việc trì hoãn cấy ghép Implant sẽ gây ra những hậu quả khó lường tới cơ thể cũng như tới răng và xương hàm.

Giới y khoa thế giới đều công nhận việc cấy ghép Implant là phương pháp tối ưu nhất hiện nay để giải quyết tình trạng mất răng. Dù vậy, rất nhiều người mất 1 chiếc răng đã “ỷ y” và trì hoãn việc trồng răng Implant, mà không biết rằng việc đó sẽ gây ảnh hưởng tới cơ thể ra sao.

Chức năng ăn nhai bị ảnh hưởng

Khi bị mất dù chỉ là một chiếc răng vĩnh viễn, cũng đồng nghĩa với việc chức năng ăn nhai của bạn bị suy giảm. Thiếu răng, lực nhai sẽ giảm, và thức ăn sẽ không được nghiền nhỏ, do đó khi xuống dạ dày sẽ gây khó khăn cho hệ tiêu hóa, từ đó ảnh hưởng tới cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể.

Có thể nói chức năng ăn nhai rất quan trọng với đời sống sức khỏe của con người. Do đó, nếu bạn đang bị mất răng, hãy lên kế hoạch thực hiện cấy ghép Implant sớm.

Trì hoãn cấy ghép Implant sẽ gây ra hậu quả gì?

Làm xô lệch răng xung quanh

Nếu mất răng quá lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng răng bị xê dịch về phía khoảng trống, để lại những hậu quả “mắt thấy” như hàm răng bị xô lệch, gây mất thẩm mỹ. Ngoài ra, việc mất răng còn ảnh hưởng tới khớp cắn, và trở thành nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh về nướu.

Chính vì thế, nếu như bị mất răng, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc trồng răng Implant nhằm ngăn ngừa tình trạng kể trên.

Đau dây thần kinh

Theo một nghiên cứu từ Hiệp hội nha khoa Hoa Kỳ, việc mất răng lâu năm còn gây ra những tác động rõ rệt tới hệ thần kinh. Cụ thể, những người mất răng lâu năm thường sẽ gặp phải triệu chứng đau dây thần kinh như: đau đầu, đau vai, đau cổ.

Vậy nên, nếu bạn đã mất răng một khoảng thời gian và cũng đang chịu đựng những cơn đau đầu đau cổ hành hạ, đã đến lúc đi trồng răng Implant.

Tiêu xương hàm

Xương hàm có chức năng cố định và là “bệ đỡ” cho răng, khi mất răng, xương hàm ở vị trí đó sẽ có khoảng trống (tương tự như việc rút một chiếc đinh ra khỏi tường). Qua thời gian, xương hàm tại vị trí mất răng sẽ dần tiêu biến, dẫn đến tình trạng hóp má, da mặt chảy xệ,… gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Ngoài ra, nếu mất răng đã lâu khiến tình trạng tiêu xương hàm xảy ra, thì khi người bệnh có nhu cầu cấy ghép Implant sẽ phải tốn thêm các khoản chi phí cho việc ghép xương, nâng xoang.

Trì hoãn cấy ghép Implant sẽ gây ra hậu quả gì?

Chính vì vậy, đừng chủ quan khi bị mất dù chỉ một chiếc răng vĩnh viễn, cũng đừng sợ đau hay sợ tốn kém chi phí mà trì hoãn việc cấy ghép Implant/trồng răng Implant. Bởi việc trì hoãn cấy ghép Implant sẽ gây ra những hậu quả khó lường.

NHA KHOA THẨM MỸ SAN DENTIST

Bài viết hữu ích

Tại sao sâu răng phải lấy tủy nhiều lần?

Răng bị nhiễm trùng gây ra bệnh sâu răng, lấy tủy răng để hạn chế sự tổn thương đến chân răng. Vậy sâu răng có cần lấy tủy nhiều lần không?

Xem thêm
Răng sứ quá trắng liệu có hoàn hảo? Bật mí cách lựa chọn màu sắc răng phù hợp

Răng sứ không chỉ có mỗi một màu trắng, bảng màu răng sứ theo tiêu chuẩn quốc tế sẽ bao gồm 16 màu, chia ra làm 4 nhóm chính.

Xem thêm
Sâu răng hàm: Nguy hiểm không lường đến sức khỏe

Sâu răng hàm là bệnh lý răng miệng phổ biến mà ai cũng gặp phải. Vậy, sâu răng hàm để lại những hậu quả nghiêm trọng nào đến sức khỏe?

Xem thêm
Cây bạc hà: Thần dược chăm sóc răng miệng!

Chăm sóc răng miệng là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe. Chúng ta có thể sử dụng cây bạc hà để chăm sóc răng miệng một cách hiệu quả.

Xem thêm
Cách khắc phục đau nhức sau phủ răng sứ

Phủ răng sứ là một phương pháp khắc phục các khiếm khuyết hàm răng. Tuy nhiên, nhiều người sau phủ răng sứ có thể gây đau nhức.

Xem thêm
Tiêu xương răng: Nguyên nhân gây ra và cách phòng ngừa

Mục lụcChức năng ăn nhai bị ảnh hưởngLàm xô lệch răng xung quanhĐau dây thần kinhTiêu xương hàm Tiêu xương răng (tiêu xương ổ răng) là tình trạng xương răng bị suy giảm, nếu không điều trị kịp thời, tình trạng tiêu xương răng có thể gây đau nhức và

Xem thêm

Đăng Ký Dịch Vụ





    Liên hệ trực tiếp với tư vấn viên & Bác Sĩ để được giải đáp thắc mắc nhanh nhất.