Trường hợp không nên hàn răng bằng Amalgam

Trường hợp không nên hàn răng bằng amalgam

Hàn răng bằng Amalgam là phương pháp phục hình răng khá hiệu quả. Tuy nhiên, phương pháp này cũng hạn chế đối tượng sử dụng.

Hàn răng bằng Amalgam là gì?

Hàn răng bằng Amalgam là sự kết hợp giữa thủy ngân và kim loại khác như đồng, kẽm và chì. Amalgam tồn tại dưới ba dạng khác nhau như lỏng, rắn và bột. Phương pháp hàn răng bằng Amalgam được áp dụng cho những trường hợp răng sâu, nứt và vỡ. Hàn răng bằng Amalgam thường được sử dụng cho răng hàm vì khả năng chịu lực mạnh và không yêu cầu tính thẩm mỹ cao.

Trường hợp không nên hàn răng bằng amalgam

Trường hợp không nên hàn răng bằng amalgam

Phụ nữ mang thai và cho con bú

Trong quá trình hàn răng bằng Amalgam có thể tiếp xúc với thủy ngân mức độ cao, điều này có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Ngoài ra, phụ nữ cho con bú cũng không nên tiếp xúc quá nhiều với thủy ngân.

Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi

Theo các chuyên gia, trẻ em dưới 5 tuổi đang trong quá trình phát triển hệ thống dây thần kinh, điều này có thể gây nhạy cảm với thủy ngân sau khi sử dụng phương pháp hàn răng Amalgam.

Người dị ứng với thủy ngân

Một số người dị ứng với thủy ngân và các loại khác như bạc, đồng, thiếc hoặc kẽm cũng không nên sử dụng phương pháp này. Sử dụng phương pháp trám răng Amalgam có thể gặp tình trạng dị ứng, viêm miệng và phản ứng toàn thân.

Trường hợp không nên hàn răng bằng amalgam

Vật liệu hàn răng thay thế Amalgam

Vật liệu Composite

Hàn răng bằng Composite được nhiều người ưa chuộng. Nó có thể áp dụng cho nhiều vị trí khác nhau trên cung hàm. Hàn răng bằng Composite cho răng hàm, răng cửa và răng nanh. Ngoài ra, chi phí hàn răng cũng phù hợp với nhiều người.

Vật liệu GIC

Hàn răng bằng GIC chứa nhiều fluor giúp ngăn chặn sự phát triển của sâu răng một cách hiệu quả. Đây là phương pháp phù hợp cho những trường hợp trám răng sâu. Ngoài ra. màu sắc của GIC cũng đảm bảo tính thẩm mỹ.

Vật liệu Inlay Onlay

Hàn răng bằng Inlay Onlay có màu sắc tương đồng với men răng tự nhiên, mang lại tính thẩm mỹ cao. Phương pháp này được áp dụng cho những trường hợp răng sâu, răng sứt mẻ một phần hay răng bị mài mòn để cải thiện khả năng ăn nhai.

Trường hợp không nên hàn răng bằng amalgam

Chế độ ăn uống sau khi hàn răng bằng Amalgam

Quá trình ăn uống có thể ảnh hưởng đến kết quả hàn răng. Thời gian kiêng ăn uống sau khi trám răng sẽ tùy thuộc vào vật liệu hàn trám và kỹ thuật. Nếu người bệnh sử dụng phương pháp hàn răng Amalgam hoặc các kim loại như vàng hay đồng thì quá trình tạo hình dáng và ăn uống mất nhiều thời gian hơn.

Trong trường hợp, trám răng không gây tê, người bệnh có thể ăn uống bình thường sau khi kết thúc quá trình điều trị. Tuy nhiên, trám răng bằng Amalgam phải gây tê để giảm đau, người bệnh sẽ cần chờ thuốc gây tê ngừng tác dụng mới có thể ăn uống bình thường. Thời gian chờ sau khi trám răng khoảng 1-2 tiếng.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc liên quan đến phương pháp hàn răng bằng Amalgam hay cấy ghép Implant, hãy liên hệ với nha khoa San Dentist qua hotline hoặc fanpage để được tư vấn và hỗ trợ.

NHA KHOA CHUYÊN SÂU RĂNG SỨ THẨM MỸ SAN DENTIST

An toàn đẹp mãi về sau

Bài viết hữu ích

Những lưu ý quan trọng sau khi mài răng để phục hồi nhanh chóng

Sau khi mài răng, cần kiêng các loại thực phẩm cứng, dai, đồ uống có màu sậm, không hút thuốc và tuân thủ lời khuyên của nha sĩ.

Xem thêm
Các loại răng sứ thẩm mỹ tốt nhất hiện nay

San Dentist hiện đang tiên phong ứng dụng các loại răng sứ có chất lượng cao, thẩm mỹ tuyệt vời, an toàn tối đa và bền chắc nhất thị trường.

Xem thêm
Bị viêm lợi có nên lấy cao răng hay không?

Lấy cao răng là phương pháp làm sạch khoang miệng hiệu quả. Tuy nhiên, khi đang bị viêm lợi có nên thực hiện lấy cao răng hay không?

Xem thêm
Mất răng số 7 có nên trồng lại hay không?

Răng số 7 đóng vai trò quan trọng trong việc ăn nhai. Vậy mất răng số 7 có nên trồng răng để đảm bảo an toàn cho răng miệng hay không? 

Xem thêm
Răng sứ bị rớt ra ngoài cần được xử lý như thế nào?

Phủ răng sứ là kỹ thuật gắn răng sứ cố định lên cùi răng thật bằng keo dán. Nhưng có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng răng sứ rớt ra ngoài.

Xem thêm
Khi nào nhổ răng sâu và những lưu ý quan trọng?

Người bệnh cần biết tình trạng răng thông qua các triệu chứng và chuẩn đoán của bác sĩ nha khoa mới có thể thực hiện nhổ răng sâu.

Xem thêm

Đăng Ký Dịch Vụ





    Liên hệ trực tiếp với tư vấn viên & Bác Sĩ để được giải đáp thắc mắc nhanh nhất.