Chảy máu khi nhiệt miệng có nguy hiểm không?

Chảy máu khi nhiệt miệng có nguy hiểm không?

Bệnh nhiệt miệng là một hiện tượng “loét miệng” phổ biến, màu sắc của các vết loét thường là hồng nhạt, gây ra cảm giác đau rát và khó chịu khi ăn uống và vệ sinh răng miệng.

Nguyên nhân và triệu chứng nhiệt miệng

Nguyên nhân phổ biến của tình trạng nhiệt miệng là do sự phát triển của vi khuẩn tấn công vào khoang miệng, gây ra viêm nhiễm và lở loét. Ngoài ra, thói quen ăn uống thực phẩm cay nóng, nước ngọt có thể làm tăng nhiệt độ trong cơ thể, và cũng có thể là do các hoạt động hàng ngày, công việc và học tập, dẫn đến tình trạng nhiệt miệng.

Nhiệt miệng có thể xuất hiện các mụn nước ở trong má, vòm họng và niêm mạc miệng, gây ra cảm giác khó chịu và đau nhức khi vô tình cắn trúng, đánh răng hoặc thức ăn đụng vào.

Chảy máu khi nhiệt miệng có nguy hiểm không?

Tình trạng chảy máu khi bị nhiệt miệng có thể do những mụn nước này chứa máu, khi vỡ thì máu sẽ chảy ra. Tuy nhiên, tình trạng này cũng khá hiếm xảy ra và thường là biến chứng của bệnh nhiệt miệng trở nên nặng hơn. Điều này cũng có thể gây nhầm lẫn với bệnh ung thư khoang miệng.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng nêu rõ sự khác biệt rõ ràng giữa hai tình trạng này. Hiện tượng chảy máu do mụn nước vỡ chỉ kéo dài từ khoảng 7-10 ngày, trong khi bệnh ung thư khoang miệng có thể kéo dài hơn 15 ngày. Điều này cũng cho thấy màu sắc trong niêm mạc miệng thay đổi, trở nên đậm hơn.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng đề cao mức độ nghiêm trọng của bệnh ung thư khoang miệng. Nếu ung thư khoang miệng được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tỷ lệ sống sót sau 5 năm có thể lên đến 85%. Tuy nhiên, nếu phát hiện trễ, tỷ lệ sống qua 5 năm chỉ có 38%. Bệnh có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng, hoạt động của lưỡi và có thể dẫn đến tình trạng tê và mất cảm giác ở lưỡi.

Biện pháp hạn chế tình trạng nhiệt miệng

Để hạn chế tình trạng nhiệt miệng, bệnh nhân nên kiểm tra răng miệng định kỳ 6 tháng một lần để thực hiện việc cạo vôi răng, giúp khoang miệng luôn sạch sẽ và loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn gây nên tình trạng nhiệt miệng.

Ngoài ra, chúng ta cần chăm sóc răng miệng đúng cách để hạn chế các tác nhân gây hại cho răng, tránh ăn các loại thực phẩm cay nóng và đặc biệt là giữ tinh thần thoải mái tránh căng thẳng để hạn chế mắc bệnh nhiệt miệng.

Chảy máu khi nhiệt miệng có nguy hiểm không?

Biện pháp điều trị chảy máu do nhiệt miệng

Khi bị chảy máu do nhiệt miệng, bệnh nhân không nên chủ quan mà cần đến bác sĩ để được kiểm tra chính xác tình trạng bệnh, để xem liệu đó có phải là hiện tượng nhiệt miệng thông thường hay dấu hiệu của ung thư khoang miệng.

Bị nhiệt miệng thông thường

Nếu được chẩn đoán là bệnh nhiệt miệng thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh và hướng dẫn về việc vệ sinh răng miệng. Điều này có thể giúp bệnh nhân giảm đau, tránh dị ứng và tăng cường sức đề kháng. Ngoài ra, bác sĩ cũng khuyên nên bổ sung các loại vitamin nhóm B để nhiệt miệng nhanh chóng được khắc phục.

Tình trạng nhiễm trùng trở nặng

Trong trường hợp tình trạng nhiệt miệng trở nên nặng, có thể dẫn đến viêm nhiễm lan rộng và áp xe răng miệng, gây tổn thương vùng dưới lưỡi và dưới hàm. Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể gây suy nhược cơ thể. Đối với tình trạng nghiêm trọng như vậy, bác sĩ sẽ tiến hành cấy máu nếu cần, đặc biệt trong trường hợp nhiễm trùng huyết.

Chảy máu khi nhiệt miệng có nguy hiểm không?

Bị ưng thư khoang miệng

Nếu bệnh nhân bị ung thư khoang miệng, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp như phẫu thuật, xạ trị hay hóa trị, tùy thuộc vào tình trạng răng miệng của từng người.

Phương pháp tự điều trị chảy máu khi nhiệt miệng tại nhà

Mặc dù tình trạng chảy máu khi bị nhiệt miệng không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, nhưng chúng ta cần áp dụng biện pháp điều trị hiệu quả và an toàn tại nhà:

  • Uống bột sắn dây hai lần mỗi ngày.
  • Ngoài ra, có thể nấu nước rau má và rau ngô để uống thay cho nước lọc, và đảm bảo uống đủ lượng từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày
  • Bổ sung vitamin C, A và B2 vào chế độ ăn uống, đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng
  • Súc miệng bằng nước muối pha loãng

Ngoài những cách điều trị tại nhà, bệnh nhân cũng cần thực hiện kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ để phát hiện kịp thời các vấn đề bệnh lý răng miệng và áp dụng biện pháp khắc phục hiệu quả.

Nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ với San Dentist qua website, fanpage hoặc hotline để được giải đáp nhé!

NHA KHOA CHUYÊN SÂU RĂNG SỨ THẨM MỸ SAN DENTIST

An toàn đẹp mãi về sau

Bài viết hữu ích

Hàm răng ố vàng: Nguyên nhân do 7 thói quen xấu này!

Mục lụcNguyên nhân và triệu chứng nhiệt miệngBiện pháp hạn chế tình trạng nhiệt miệngBiện pháp điều trị chảy máu do nhiệt miệngBị nhiệt miệng thông thườngTình trạng nhiễm trùng trở nặngBị ưng thư khoang miệngPhương pháp tự điều trị chảy máu khi nhiệt miệng tại nhà Tình trạng răng

Xem thêm

Những tiêu chí đánh giá địa chỉ làm răng sứ ở đâu tốt nhất TPHCM?

Làm răng sứ ở đâu tốt nhất TPHCM? Vì sao bạn cần lựa chọn địa chỉ uy tín khi làm răng sứ? Hãy cùng San Dentist tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Xem thêm

Phẫu thuật hàm móm có nguy hiểm gì không?

Phẫu thuật hàm móm giúp cải thiện tính thẩm mỹ, nhưng biện pháp này có ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và cơ thể hay không?

Xem thêm

Trường hợp không nên hàn răng bằng Amalgam

Hàn răng bằng Amalgam là phương pháp phục hình răng khá hiệu quả. Tuy nhiên, phương pháp này cũng hạn chế đối tượng sử dụng.

Xem thêm

Bệnh u hàm răng có nguy hiểm hay không?

Các khối u hàm răng thường xuất hiện ở hàm trên và hàm dưới. Vậy bệnh u hàm răng có nguy hiểm đến răng miệng không?

Xem thêm

Nghiến răng gây hại cho răng miệng như thế nào?

Nghiến răng là một thói quen xấu không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn có thể gây ra các vấn đề liên quan đến răng miệng. 

Xem thêm

Đăng Ký Dịch Vụ





    Liên hệ trực tiếp với tư vấn viên & Bác Sĩ để được giải đáp thắc mắc nhanh nhất.
    Chat zalo
    Chat Facebook