Viêm nướu răng uống thuốc gì cho nhanh khỏi?

Viêm nướu răng uống thuốc gì cho nhanh khỏi?

Viêm nướu răng hay còn gọi là viêm lợi là vấn đề răng miệng phổ biến, vậy khi gặp tình trạng này nên uống thuốc gì cho nhanh khỏi?

Viêm nướu răng có nên tự mua thuốc để điều trị hay đến nha khoa là câu hỏi của rất nhiều người. Hãy cùng nha khoa San Dentist tìm hiểu về bệnh viêm nướu răng cần uống thuốc gì cho nhanh khỏi nhé!

Viêm nướu răng do đâu?

Vệ sinh răng miệng không đúng cách sẽ khiến mảng bám tích tụ và hình thành vi khuẩn trong các kẽ răng, chân răng và khe nướu. Những mảng bám kết hợp với vi khuẩn và khoáng chất trong nước bọt sẽ tạo thành cao răng. Cao răng bám vào chân răng, xâm lấn xuống phần nướu khiến viền chân răng bị đen. Cao răng và vi khuẩn sẽ tiết ra độc tố, gây ra tình trạng viêm nướu răng.

Viêm nướu răng uống thuốc gì cho nhanh khỏi?

Thuốc điều trị viêm nướu răng

Thuốc sát khuẩn

Thuốc sát khuẩn có tác dụng diệt khuẩn ở phần nướu răng và khoang miệng. Một loại thuốc sát khuẩn thường được bác sĩ chỉ định như Chlorhexidine. Tuy nhiên, tác dụng phụ của loại thuốc này có thể khiến răng bị vàng.

Một số loại thuốc sát khuẩn khác như cetylpyridinium chloride, hexetidine, stannous fluoride. Các loại thuốc này cần pha loãng và không nên sử dụng quá thời gian chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng nước súc miệng sát khuẩn để vệ sinh răng miệng. Tuy nhiên, người bệnh không nên nuốt nước súc miệng sát khuẩn.

Viêm nướu răng uống thuốc gì cho nhanh khỏi?

Thuốc kháng sinh

Theo các chuyên gia, thuốc kháng sinh cũng được sử dụng với mục đích diệt khuẩn gây hại cho nướu răng và thúc đẩy nhanh quá trình lành vết thương. Tuy nhiên, người bệnh cần sử dụng đúng liều lượng thuốc kháng sinh để phát huy đúng tác dụng và đảm bảo an toàn cho sức khỏe răng miệng.

Các loại thuốc kháng sinh thường được sử dụng để điều trị viêm nướu răng như Minocycline hoặc doxycycline (nhóm tetracycline), Clindamycin, Ciprofloxacin, Azithromycin. Tuy nhiên, người bệnh không nên sử dụng đồ uống có cồn sau 48 giờ điều trị với metronidazole để tránh biến chứng nguy hiểm. Ngoài ra, người bệnh sẽ có cảm giác mệt mỏi, buồn nôn và tiêu chảy do tác dụng phụ của thuốc.

Thuốc kháng viêm

Thuốc kháng viêm có khả năng ức chế các hóa chất trung gian trong phản ứng viêm và giảm đau nhức. Theo các chuyên gia, người bị viêm nướu răng có thể sử dụng một số loại thuốc kháng viêm như ibuprofen, axit mefenamic, diclofenac và meloxicam. Ibuprofen có thể dùng để giảm nhẹ các triệu chứng trong đau bụng kinh, đau cơ, đau răng, viêm khớp và hạ sốt.

Tuy nhiên, người bệnh có tiền sử hen suyễn hay viêm loét đường tiêu hóa cần thông báo với bác sĩ để kê đơn điều trị viêm nướu răng phù hợp. Khả năng giảm đau nhức của thuốc kháng viêm tùy thuộc vào từng bệnh nhân. Bác sĩ có thể thêm thuốc kháng viêm NSAID để giúp người bệnh dễ ăn uống và sinh hoạt thuận lợi hơn.

Viêm nướu răng uống thuốc gì cho nhanh khỏi?

Thuốc giảm đau

Paracetamol là loại thuốc giảm đau không kê đơn phổ biến và khá an toàn. Loại thuốc này có tác dụng giảm đau nhức, đau đầu, đau cơ và đau răng. Ngoài ra, Acetaminophen chứa codein là loại thuốc giảm đau tác dụng mạnh. Sự kết hợp giữa paracetamol và codein có tác dụng giảm đau mạnh mẽ hơn so với các loại thuốc khác.

Ngoài ra, người bị viêm nướu răng cần chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách để điều trị bệnh lý. Người bệnh nên ưu tiên các sản phẩm chăm sóc răng miệng như kem đánh răng, nước súc miệng, máy tăm nước uy tín và chất lượng.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc liên quan đến các loại thuốc điều trị viêm nướu răng hay phương pháp cấy ghép Implant, hãy liên hệ với nha khoa San Dentist qua hotline hoặc fanpage để được tư vấn và hỗ trợ.

NHA KHOA CHUYÊN SÂU RĂNG SỨ THẨM MỸ SAN DENTIST

An toàn đẹp mãi về sau

Bài viết hữu ích

Phương pháp phủ răng sứ và những điều cần biết

Quy trình phủ răng sứ gồm những bước nào và những ưu điểm mà giải pháp này mang lại là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết nhé.

Xem thêm

Viêm lợi tụt lợi: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm lợi tụt lợi là tình trạng lợi bị viêm, suy yếu và mất liên kết với chân răng. Viêm lợi tụt lợi gây mất thẩm mỹ, răng ê buốt và đau nhức khó chịu. 

Xem thêm

Nhổ răng hàm: Người bệnh cần lưu ý những gì?

Răng hàm mọc lệch hoặc sâu răng nặng sẽ gây ảnh hưởng đến cấu trúc răng, trong trường hợp này, người bệnh cần phải nhổ răng hàm.

Xem thêm

4 bí quyết chọn kem đánh răng an toàn và phù hợp

Mục lụcViêm nướu răng do đâu?Thuốc điều trị viêm nướu răngThuốc sát khuẩnThuốc kháng sinhThuốc kháng viêmThuốc giảm đau Lựa chọn kem đánh răng không chỉ dựa trên sở thích cá nhân mà cần kiểm tra các thành phần có đạt chuẩn và phù hợp với tình trạng răng miệng

Xem thêm

Răng khôn mọc thẳng có nên nhổ không? [TÌM HIỂU NGAY]

Mục lụcViêm nướu răng do đâu?Thuốc điều trị viêm nướu răngThuốc sát khuẩnThuốc kháng sinhThuốc kháng viêmThuốc giảm đau Mỗi khi nhắc tới răng khôn, chúng ta thường nghĩ đến việc xử lý, nhổ đi các răng mọc ngầm, mọc lệch. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp răng khôn mọc

Xem thêm

Tìm hiểu về phương pháp cấy ghép Implant All On 6

Trồng răng Iplant All On 6 là một sự lựa chọn hoàn hảo cho trường hợp mất răng toàn hàm hàm trên, hoặc hàm dưới nhưng xương hàm quá yếu.

Xem thêm

Đăng Ký Dịch Vụ





    Liên hệ trực tiếp với tư vấn viên & Bác Sĩ để được giải đáp thắc mắc nhanh nhất.
    Chat zalo
    Chat Facebook