Bỏ túi ngay 4 mẹo cầm máu sau nhổ răng

Bỏ túi ngay 4 mẹo cầm máu sau nhổ răng

Tình trạng chảy máu trong khoảng 8 giờ sau nhổ răng là điều bình thường, sau đây là những mẹo giúp cầm máu hiệu quả sau nhổ răng.

Mỗi chiếc răng đều gắn liền với nhiều mạch máu và dây thần kinh nên nhổ răng sẽ gây tác động đến những bộ phận nhạy cảm và dẫn đến tình trạng chảy máu. Hãy cùng nha khoa San Dentist tìm hiểu về 4 mẹo cầm máu hiệu quả sau nhổ răng nhé!

Cố định băng gạc ở đúng vị trí nhổ răng

Sau khi nhổ răng, bác sĩ sẽ đặt một miếng băng gạc ngay vị trí răng bị nhổ. Điều này sẽ thấm bớt phần máu từ vết thương và máu đông nhanh hơn. Nếu sơ ý làm rơi, người bệnh cần thực hiện các bước sau để cầm máu bằng băng gạc, tuy nhiên, phải đảm bảo tay sạch và băng sạch.

  • Lấy một miếng băng gạc sạch, cuộn tròn hoặc gấp thành hình vuông cho vừa ổ răng.
  • Đặt băng gạc lên vị trí răng vừa bị nhổ.
  • Cắn giữ miếng gạc trong thời gian 30 phút.
  • Đảm bảo băng gạc luôn ở vị trí ổ răng và đủ lớn để tạo áp lực trực tiếp lên vị trí nhổ răng.

Bỏ túi ngay 4 mẹo cầm máu sau nhổ răng

Nghỉ ngơi đầy đủ

Người bệnh cần nghỉ ngơi đầy đủ sau nhổ răng để cầm máu tốt và hiệu quả. Việc nghỉ ngơi sẽ giúp tâm trạng thoải mái, tạo điều kiện vết thương mau lành. Người bệnh cần nằm lòng những nguyên tắc sau và thực hiện 1-2 ngày sau khi nhổ răng để cầm máu hiệu quả:

  • Không làm việc nặng và tập thể dục quá sức.
  • Không được cúi người hoặc mang vác đồ nặng.
  • Kê gối nằm cho đầu cao hơn tim trong khi ngủ hoặc nghỉ ngơi giúp huyết áp ổn định và kiểm soát chảy máu.

Bỏ túi ngay 4 mẹo cầm máu sau nhổ răng

Chế độ ăn uống hợp lý

Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý sau khi nhổ răng sẽ hỗ trợ hình thành cục máu đông, giúp vết thương nhanh chóng lành. Người bệnh cần bỏ túi những điều sau đây để xây dựng một chế độ ăn hợp lý:

  • Ăn thực phẩm mềm, dạng lỏng trong 24 giờ đầu sau khi nhổ răng.
  • Không nhai kẹo cao su, hút thuốc lá và uống rượu bia.
  • Nhai nhẹ nhàng, chậm rãi và kỹ càng.
  • Tránh ăn đồ cứng hoặc giòn, điều này có thể gây ảnh hưởng đến vết thương.
  • Tránh thực phẩm nóng hoặc lạnh.

Bỏ túi ngay 4 mẹo cầm máu sau nhổ răng

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Vệ sinh răng miệng đúng cách cũng có thể giúp cầm máu sau nhổ răng hiệu quả. Theo các chuyên gia, vệ sinh răng miệng sau khi nhổ răng sẽ khác so với bình thường. Ngày đầu tiên nhổ răng không nên súc miệng với nước muối, có thể sử dụng nước súc miệng chuyên dụng do bác sĩ kê đơn.

Sau 1-2 ngày, người bệnh có thể sử dụng bàn chải có lông mềm, đánh răng nhẹ nhàng nhưng tuyệt đối không đánh vào vị trí mới nhổ răng. Người bệnh súc miệng thêm với nước muối ấm, pha loãng để loại bỏ vi khuẩn.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc liên quan đến 4 mẹo cầm máu sau khi nhổ răng hay phương pháp cấy ghép Implant, hãy liên hệ với nha khoa San Dentist qua hotline hoặc fanpage để được tư vấn và hỗ trợ.

NHA KHOA CHUYÊN SÂU RĂNG SỨ THẨM MỸ SAN DENTIST

An toàn đẹp mãi về sau

Bài viết hữu ích

Cách nhận biết dấu hiệu răng khôn mọc lệch và khắc phục tình trạng răng

Răng khôn mọc lệch gây ra nhiều đau nhức ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nếu nhận biết sớm dấu hiệu sẽ tránh khỏi đau đớn.

Xem thêm

Bọc răng sứ có hết móm không? Cách điều trị hiệu quả

Mục lụcCố định băng gạc ở đúng vị trí nhổ răngNghỉ ngơi đầy đủChế độ ăn uống hợp lýVệ sinh răng miệng đúng cách Răng móm gây nhiều bất tiện như làm khuôn mặt mất cân đối, phát âm khó nghe, cũng như ảnh hưởng đến chức năng nhai, muốn

Xem thêm

Bệnh nha chu và những dấu hiệu phổ biến thường gặp

Bệnh nha chu là loại bệnh phổ biến chỉ sau sâu răng và thường có các triệu chứng dễ bị nhầm lẫn với các bệnh răng miệng khác.

Xem thêm

Bệnh viêm lợi trùm răng khôn là gì? Điều trị ra sao?

Viêm lợi trùm là bệnh lý răng miệng thường gặp ở những người đang trong giai đoạn mọc răng khôn, điều này gây đau nhức khó chịu.

Xem thêm

Cao răng là gì? Lấy cao răng có đau không?

Cao răng là gì và khi lấy cao răng có đau không đang là vấn đề mà nhiều người thắc mắc. Nha khoa San Dentist sẽ giải đáp chi tiết về vấn đề này.

Xem thêm

Điều trị tủy răng cho trẻ có nguy hiểm không?

Bệnh sâu răng và viêm tủy là hai bệnh lý phổ biến ở trẻ em. Vậy điều trị tủy răng cho trẻ có nguy hiểm gì không?

Xem thêm

Đăng Ký Dịch Vụ





    Liên hệ trực tiếp với tư vấn viên & Bác Sĩ để được giải đáp thắc mắc nhanh nhất.
    Chat zalo
    Chat Facebook