Trồng răng sứ không có chân răng là sao? Để khắc phục được tình trạng mất răng, thường thì bạn sẽ được bác sĩ khuyên bạn trồng răng sứ không có chân răng bằng cách cấy Implant. Phương pháp này sẽ giúp bạn khắc phục được tình trạng mất răng ở bất kỳ một vị trí nào trên hàm mà bạn mong muốn.
Những hậu quả khó lường khi bạn bị mất răng
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc mất răng như: Đến độ tuổi trung niên nên răng trở nên yếu đi và rụng dần, có bệnh lý về răng miệng, bị chấn thương do gặp tai nạn,… Tuy nhiên, ngay sau khi mất răng bạn cần đến nha khoa để trồng lại răng mới, vì nếu để lâu sẽ gặp phải những hậu quả như sau:
- Những chiếc răng bị mất, tạo ra khoảng trống khá to. Dẫn đến răng xung quanh dễ bị xô lệch hoặc nghiêng ngả,… Từ đó, khiến răng bạn gặp phải tình trạng bọc răng sứ bị lệch khớp cắn.
- Dẫn đến tình trạng tiêu xương răng do chân răng không còn lực để tác động.
- Mất răng sẽ khiến bạn gặp khó khăn trong quá trình ăn nhai, từ đó chức năng ăn nhai sẽ giảm đi.
- Dẫn đến tình trạng đau khớp thái dương hàm và thậm chí là đau đầu.
- Răng bị xô lệch sẽ khiến khuôn mặt của bạn bị lệch đi, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ trên khuôn mặt.
- Mất răng sẽ khiến bạn bạn khó có thể phát âm được chính xác hơn.
Những phương pháp trồng răng không có chân răng
Trồng răng sứ không có chân răng bằng cầu răng sứ
Cầu răng sứ là phương pháp được sử dụng khá phổ biến hiện nay, để sử dụng được kỹ thuật này, bác sĩ sẽ mài 2 răng thật kế bên theo một tỉ lệ phù hợp và chụp 1 cầu sứ lên 2 chiếc răng. Tuy nhiên, phương pháp làm răng nào cũng sẽ đi kèm ưu điểm và nhược điểm khác nhau:
Ưu điểm:
- Khôi phục khả năng ăn nhai
- Mang lại tính thẩm mỹ
- Vì đây là phương pháp cố định nên không cần phải tháo ra và lắp vào, rất thuận lợi cho việc vệ sinh răng miệng và ăn uống.
- Có thời gian sử dụng khá cao, lên đến 10 năm
Nhược điểm:
- Do phải mài 2 răng nguyên kế bên để làm trụ, từ đó 2 chiếc răng kế bên sẽ dần yếu đi. Nếu trong quá trình chăm sóc răng miệng không tốt sẽ dẫn đến tình trạng hỏng răng và cả cầu răng.
- Sẽ không ngăn được tình trạng thay đổi khuôn mặt, má chảy xệ, hóp má và tình trạng tiêu xương.
- Nếu bạn bị mất răng 7 sẽ không thể áp được được phương pháp này. Vì răng kế bên là răng khôn không thể mài để làm cầu răng được
- Sau một thời gian khá dài, phần nướu ở phần răng mất bị lõm xuống, khiến cho cầu răng lỏng lẻo buộc bạn phải thay mới.
Trồng răng sứ không có chân răng bằng cấy Implant
Cấy ghép Implant được xem là một phương pháp tối ưu nhất hiện nay. Kỹ thuật này sẽ sử dụng trụ Implant cắm thẳng vào khung xương hàm bị mất. Từ đây, trụ Implant sẽ có vai trò như chân răng sẽ giúp bạn kích thích sự phát triển của xương hàm. Từ đó, sẽ lắp mão răng vào và được cố định bên trên, trụ Implant sẽ tích hợp cứng vào xương.
Tuy nhiên, mặc dù rất thông dụng nhưng phương pháp nào cũng sẽ có ưu điểm và nhược điểm riêng của chúng:
Ưu điểm:
- Cắm trụ Implant sẽ ngăn chặn được tiêu xương vì trụ sẽ được bác sĩ đẩy thẳng vào xương hàm và đóng vai trò quan trọng như chân răng.
- Tồn tại và không hề xâm lấn đến những chiếc răng kế bên
- Ăn nhai vô cùng dễ dàng vì trụ Implant có vai trò như một chiếc răng thật.
- Mang tính thẩm mỹ cao.
- Việc vệ sinh răng miệng một cách khá dễ dàng
- Nếu bạn có một chế độ chăm sóc răng tốt thì có thể sẽ giữ được đến trọn đời
Nhược điểm:
Có thể nói kỹ thuật cắm Implant hầu như sẽ không có bất cứ một nhược điểm nào.
Bài viết này, chúng tôi đã giải đáp thắc mắc về kỹ thuật nào trồng răng sứ không có chân răng. Tuy nhiên, nếu bạn đang trong tình trạng mất răng và quan tâm đến phương pháp cấy ghép răng Implant này thì hãy liên hệ ngay với nha khoa San Dentist để được bác sĩ chuyên môn tư vấn và kiểm tra trực tiếp nhé!
NHA KHOA THẨM MỸ SAN DENTIST
Địa chỉ: Số 5 Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0342 28 28 28
Email: lienhe@sandentist.vn
Website: www.sandentist.vn