Người bệnh tiểu đường có nên nhổ răng không?

Người bệnh tiểu đường có nên nhổ răng không?

Theo các chuyên gia, nhổ răng cho người bệnh tiểu đường thường là lựa chọn cuối cùng khi các biện pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả. Người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ nhiễm trùng do lượng đường trong máu cao và vết thương sau phẫu thuật cũng lâu lành hơn. Việc kiểm soát nhiễm trùng trong khoang miệng rất khó do có khoảng 3000 vi khuẩn. Vì vậy, nhổ răng cho người bệnh tiểu đường cần được kiểm tra và thực hiện cẩn thận.

Người gặp các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu và răng mọc lệch có thể phải nhổ răng. Tuy nhiên, người mắc bệnh tiểu đường cần được bác sĩ kiểm tra và theo dõi lượng đường huyết trước khi tiến hành nhổ răng.

Người bệnh tiểu đường có nên nhổ răng không?

Trước khi nhổ răng

Người bệnh tiểu đường cần lưu ý chỉ số đường huyết để tránh tình trạng nhiễm trùng. Mức đường huyết trước khi ăn nên dưới 126 mg/dL, sau ăn hai giờ dưới 200mg/dL. Đường huyết trước ăn tối đa cho phép khi nhổ răng trong khoảng 140-170 mg/dL. Ngoài ra, người bệnh nên lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín và chất lượng, sử dụng trang thiết bị hiện đại và đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao để tránh nguy cơ nhiễm trùng.

Người bệnh tiểu đường có nên nhổ răng không?

Sau khi nhổ răng

Người bệnh tiểu đường cần được theo dõi và điều trị kháng sinh phù hợp để vết thương nhanh chóng hồi phục. Không nên hút thuốc lá và uống rượu để tránh ảnh hưởng đến vết thương. Người bệnh sau nhổ răng không kiểm soát lượng đường huyết tốt sẽ gặp tình trạng nhiễm trùng và các biến chứng như hoại tử ở sàn miệng, nhiễm trùng lan rộng ra các mô vùng đầu mặt cổ, nhiễm trùng huyết, viêm nội tâm mạc và viêm màng não.

Người bệnh tiểu đường có nên nhổ răng không?

Các vấn đề khác

Người bệnh tiểu đường có thể dễ bị tổn thương đến răng miệng như khô miệng và viêm nướu. Người bị tiểu đường sau khi nhổ răng không được kiểm soát tốt sẽ giảm khả năng tiết nước bọt, dẫn đến khô miệng, mắc bệnh sâu răng và viêm nướu.

Người bệnh tiểu đường cần chăm sóc răng miệng sạch sẽ mỗi ngày, kiểm soát lượng đường trong máu ổn định và kiểm tra răng miệng định kỳ để phát hiện sớm các bệnh lý răng miệng và có biện pháp khắc phục kịp thời.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc liên quan đến quá trình nhổ răng cho người bệnh tiểu đường hay phương pháp cấp ghép Implant, hãy liên hệ với nha khoa San Dentits qua hotline hoặc fanpage để được tư vấn và hỗ trợ.

NHA KHOA CHUYÊN SÂU RĂNG SỨ THẨM MỸ SAN DENTIST

An toàn đẹp mãi về sau

Bài viết hữu ích

Những lưu ý khi đặt cầu răng sứ

Bạn bị mất răng, răng bị sâu và muốn phục hình bằng cầu răng sứ, hãy tham khảo những lưu ý trong quá trình đặt cầu răng sứ để đạt hiệu cao. 

Xem thêm
Làm răng sứ có hại không – Nguy cơ tiềm ẩn là gì?

Bạn không biết làm răng sứ có hại không, nguy cơ tiềm ẩn là gì? Bạn sợ làm răng sứ chi phí cao lại mang những nỗi lo không đáng có.

Xem thêm
Bị viêm lợi có nên lấy cao răng hay không?

Lấy cao răng là phương pháp làm sạch khoang miệng hiệu quả. Tuy nhiên, khi đang bị viêm lợi có nên thực hiện lấy cao răng hay không?

Xem thêm
Chi phí bọc răng sứ mới nhất 2024 tại San Dentist

Nhiều người thường lựa chọn phương pháp bọc răng sứ để cải thiện nụ cười, sau đây là chi phí bọc răng sứ mới nhất 2024 tại San Dentist. 

Xem thêm
Dự đoán tuổi thọ thông qua số lượng mất răng

Dự đoán tuổi thọ thông qua số lượng mất răng có thể giúp người bệnh quan tâm đến chăm sóc răng miệng và đảm bảo sức khỏe khi già. 

Xem thêm
Cấu trúc răng của con người có gì đặc biệt?

Răng đóng vai trò quan trọng trong cơ thể cũng như đảm bảo chức năng ăn nhai sinh tồn, vậy cấu trúc răng của con người sẽ như thế nào?

Xem thêm

Đăng Ký Dịch Vụ





    Liên hệ trực tiếp với tư vấn viên & Bác Sĩ để được giải đáp thắc mắc nhanh nhất.