Trám răng mẻ có bền không?

Trám răng mẻ có bền không?

Trám răng là phương pháp nha khoa giúp cải thiện tính thẩm mỹ và bệnh lý răng miệng. Vậy trám răng mẻ có bền hay không?

Mẻ răng gây ảnh hưởng gì?

Mẻ răng là tình trạng mất một phần của răng do chịu tác động vật lý. Nó có thể ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và sức khỏe của răng miệng. Nếu không được điều trị kịp thời, mẻ răng có thể phát triển thành bệnh sâu răng. Mẻ răng có thể gây ra tình trạng đau nhức do ảnh hưởng đến các dây thần kinh trong răng. Ngoài ra, răng mẻ cũng có thể gây viêm quanh chóp răng, viêm xương ổ răng và viêm xương hàm.

Trám răng mẻ có bền không?

Trám răng là gì?

Trám răng là một phương pháp trong nha khoa cải thiện các khiếm khuyết của răng như răng bị mẻ, răng gãy hoặc răng sâu. Bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu như composite hoặc amalga để bổ sung vào phần thiếu hụt của răng, khôi phục chức năng răng và tính thẩm mỹ cho hàm răng.

Trám răng mẻ có bền không?

Độ bền của răng trám phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vật liệu trám, vị trí trám, kỹ thuật của chuyên gia và cách chăm sóc răng miệng đúng cách. Vật liệu trám là yếu tố quan trọng nhất quyết định độ bền của răng trám.

Trám răng mẻ có bền không?

Vật liệu trám răng phổ biến

Hiện nay, có hai loại vật liệu trám phổ biến là composite và amalgam. Composite có màu sắc tương tự như màu răng thật, tương đối bền và được sử dụng để trám vùng răng cửa. Tuy nhiên, composite có thể bị hao mòn do tác động của thức ăn và sinh hoạt. Amalgam là vật liệu trám bền và có khả năng chống lại sự hao mòn theo thời gian, nhưng có màu xám không tự nhiên như composite, do đó, nó được sử dụng để trám răng hàm.

Chăm sóc răng miệng đúng cách

Cách chăm sóc răng miệng đúng cách cũng quyết định độ bền của răng trám. Sau khi trám răng, người bệnh nên hạn chế ăn uống trong 1-2 giờ để vật liệu trám có thời gian liên kết với mô răng thật. Sau đó, hạn chế ăn thực phẩm cứng và sẫm màu để tránh ảnh hưởng đến kết quả trám răng.

Ngoài ra, người bệnh nên tránh những thói quen xấu có thể gây hại cho sức khỏe răng miệng và tổn thương răng trám như nghiến răng và cắn nắp chai. Vệ sinh răng miệng bằng bàn chải có lông mềm 2-3 lần mỗi ngày trong thời gian 2-3 phút. Sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ mảnh vụn thức ăn bám trong kẽ răng. Kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm các bệnh lý răng miệng và có biện pháp điều trị kịp thời.

Trám răng mẻ có bền không?

Tuy nhiên, người bệnh cần lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín và chất lượng để thực hiện phương pháp trám răng mẻ nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe răng miệng, đạt hiệu quả cao và tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc liên quan đến biện pháp trám răng mẻ hay phương pháp cấy ghép Implant, hãy liên hệ với nha khoa San Dentist qua hotline hoặc fanpage để được tư vấn và hỗ trợ. Ngoài ra, bạn có thể truy cập vào website để cập nhật thêm nhiều kiến thức nha khoa hữu ích nhé!

NHA KHOA CHUYÊN SÂU RĂNG SỨ THẨM MỸ SAN DENTIST

An toàn đẹp mãi về sau

Bài viết hữu ích

Hôi miệng có dễ dàng điều trị hay không?

Hôi miệng không phải là bệnh lý nha khoa nguy hiểm, nhưng lại ảnh hưởng đến sự tự tin trong giao tiếp của người bệnh. 

Xem thêm
Viêm lợi: Nên ăn gì và không nên ăn gì?

Viêm lợi là bệnh lý khá phổ biến do vệ sinh răng miệng và chế độ ăn uống không lành mạnh. Vậy viêm lợi nên ăn gì và không nên ăn gì?

Xem thêm
Răng bị lão hóa sẽ gây ra nhiều bệnh nguy hiểm!

Tình trạng răng bị lão hóa thường xảy ra ở người già, gây ra nhiều bệnh đi kèm và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng cũng như cơ thể.

Xem thêm
Làm răng sứ ở đâu tốt nhất TPHCM? Top 10 nha khoa uy tín

Làm răng sứ là nhu cầu làm đẹp của nhiều người, hãy cùng nha khoa San Dentist tìm hiểu 10 địa chỉ làm răng sứ tốt nhất TP.HCM nhé!

Xem thêm
Đây chính là cách chăm sóc răng miệng “quốc dân”!

Chăm sóc răng miệng đúng cách không chỉ giúp cho hàm răng khỏe mạnh mà còn có tác dụng ngăn chặn hiệu quả các bệnh lý răng miệng.

Xem thêm
Bị chảy máu khi sâu răng: Làm sao để phòng ngừa?

Sâu răng là tình trạng răng bị tổn thương do chăm sóc răng miệng không đúng cách, và nếu không điều trị, có thể gây ra chảy máu và mất răng.

Xem thêm

Đăng Ký Dịch Vụ





    Liên hệ trực tiếp với tư vấn viên & Bác Sĩ để được giải đáp thắc mắc nhanh nhất.