Tổng hợp 7 cách khắc phục nghiến răng khi ngủ

Tổng hợp 7 cách nghiến răng khi ngủ

Nghiến răng khi ngủ là triệu chứng rối loạn vận động cơ hàm, điều này gây mòn men răng, mắc bệnh lý răng miệng và khó chịu cho người kế bên. 

Nghiến răng khi ngủ là vấn đề phổ biến mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, người bệnh vẫn chưa tìm được cách khắc phục hiệu quả. Hãy cùng nha khoa San Dentist tìm hiểu 7 cách khắc phục nghiến răng khi ngủ nhé!

Nghiến răng khi ngủ do đâu?

Nghiến răng là tình trạng rối loạn vận động cơ hàm ảnh hưởng đến giấc ngủ. Theo các chuyên gia, nghiến răng khi ngủ có thể xuất phát từ một số nguyên nhân như:

Stress và căng thẳng

Stress và căng thẳng trong cuộc sống có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng nghiến răng khi ngủ. Khi gặp căng thẳng, cơ hàm sẽ tự động phản ứng lại bằng cách nghiến răng và hai hàm kẹt chặt lại với nhau.

Tổng hợp 7 cách khắc phục nghiến răng khi ngủ
Nghiến răng do stress và căng thẳng

Rối loạn giấc ngủ

Một số biểu hiện của rối loạn giấc ngủ như mất ngủ, chứng ngưng thở khi ngủ có thể gây ra hiện tượng nghiến răng khi ngủ. Tình trạng mất ngủ như ngủ chập chờn, ngủ không sâu giấc làm tăng nguy cơ nghiến răng. Chứng ngưng thở khi ngủ khiến cơ thể cố gắng hô hấp, người bệnh sẽ phản ứng lại bằng cách nghiến răng.

Răng và hàm gặp vấn đề

Cấu trúc hàm và răng gặp vấn đề cũng góp phần gây nên tình trạng nghiến răng khi ngủ. Hàm răng không khớp nhau, khớp cắn hở, lệch hàm cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghiến răng khi ngủ.

Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc điều trị như thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm căng thẳng có thể gây tác dụng phụ dẫn đến tình trạng nghiến răng khi ngủ. Điều này có thể xuất phát từ tác động của các thành phần trong thuốc điều trị ảnh hưởng đến hệ thần kinh và cơ hàm.

Tổng hợp 7 cách khắc phục nghiến răng khi ngủ
Nghiến răng do tác dụng phụ của thuốc

Top 7 cách khắc phục nghiến răng khi ngủ

Uống sữa ấm để giảm nghiến răng khi ngủ

Người có thói quen nghiến răng khi ngủ nên uống một ly sữa ấm pha với bột nghệ để khắc phục tình trạng này. Ngoài ra, sữa ấm còn có tác dụng giúp bạn ngủ ngon hơn. Trong sữa có chứa Tryptophan -axit amin giúp thư giãn các dây thần kinh và cải thiện giấc ngủ hiệu quả. Trong khi đó, nghệ có chứa Curcumin giúp giảm các triệu chứng của bệnh trầm cảm.

Các bài tập thư giãn

Các bài tập thư giãn như yoga, hít thở sâu sẽ giúp giảm tình trạng nghiến răng khi ngủ. Người bệnh có thể tìm sự giúp đỡ từ các chuyên gia tâm lý để giảm tình trạng căng thẳng. Trước khi đi ngủ, bạn nên tắm nước nóng hay dành 30 phút để ngâm mình trong bồn tắm để thư giãn. Ngoài ra, bạn cũng có thể mát xa cơ thể, vận động nhẹ nhàng hay đọc sách thư giãn để cải thiện giấc ngủ.

Tổng hợp 7 cách khắc phục nghiến răng khi ngủ
Tập yoga, hít thở sâu trước khi ngủ để giảm nghiến răng

Sử dụng máng chống nghiến răng khi ngủ

Máng chống nghiến răng khi ngủ là dụng cụ nha khoa giúp ngăn chặn tình trạng nghiến răng. Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng miệng của mỗi người để xác định dụng cụ bảo vệ phù hợp.  Bạn có thể sử dụng máng chống nghiến răng cho hàm trên hay hàm dưới tuỳ thuộc vào mức độ nghiến răng của mình. Bạn cần đánh răng đúng cách trước khi sử dụng máng chống nghiến răng để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển gây ra bệnh lý răng miệng.

Thay đổi lối sống lành mạnh

Lối sống không lành mạnh có thể gây ra hiện tượng nghiến răng khi ngủ. Do đó, bạn cần thay đổi lối sống của mình như thay đổi thói quen ăn uống, hạn chế ăn thực phẩm cứng, dai; tránh chất kích thích như cà phê, trà và nước có ga để giảm nghiến răng khi ngủ. Bạn có thể ăn một bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ để giảm sự co thắt của hệ tiêu hoá.

Massage và thư giãn cơ hàm

Massage và thư giãn cơ hàm là cách điều trị nghiến răng khi ngủ hiệu quả. Bạn có thể tham khảo các bài tập ở các nguồn tin đáng tin cậy hay hướng dẫn của các chuyên gia để thực hiện đúng cách, tránh gặp biến chứng nguy hiểm.

Khắc phục các vấn đề của hàm và răng

Khi gặp tình trạng ngủ nghiến răng do cấu trúc răng và hàm, người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ cách điều trị phù hợp. Bác sĩ có thể tư vấn các phương pháp như chỉnh nha, đánh bóng răng, đặt miếng chắn để giảm áp lực khi nghiến răng.

Khắc phục các vấn đề liên quan đến giấc ngủ

Bạn gặp tình trạng nghiến răng khi ngủ liên quan đến vấn đề giấc ngủ hãy gặp bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Khắc phục các vấn đề liên quan đến giấc ngủ có thể giúp bạn giảm tình trạng nghiến răng.

Với những thông tin từ bài viết trên, hi vọng bạn có thể tìm cách khắc phục tình trạng nghiến răng khi ngủ phù hợp nhất cho mình. Nếu tình trạng hôi miệng ngày một nặng hơn, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn phương pháp điều trị hiệu quả nhé!

NHA KHOA CHUYÊN SÂU RĂNG SỨ THẨM MỸ SAN DENTIST

An toàn đẹp mãi về sau

Bài viết hữu ích

7 loại thực phẩm khiến răng suy yếu

Dưới đây là 7 loại thực phẩm khiến răng suy yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây ra bệnh lý răng miệng như sâu răng. 

Xem thêm

Mất 1 răng, nên làm cầu răng sứ hay trồng răng implant?

Mục lụcNghiến răng khi ngủ do đâu?Stress và căng thẳngRối loạn giấc ngủRăng và hàm gặp vấn đềTác dụng phụ của thuốcTop 7 cách khắc phục nghiến răng khi ngủUống sữa ấm để giảm nghiến răng khi ngủCác bài tập thư giãnSử dụng máng chống nghiến răng khi ngủThay đổi

Xem thêm

Quy trình bọc 1 răng sứ và những lưu ý sau khi chỉnh nha

Bọc răng sứ là phương pháp chỉnh nha được ưa chuộng hiện nay. Khách hàng có thể lựa chọn bọc 1 răng sứ với thời gian thực hiện nhanh chóng.

Xem thêm

Răng thưa: Nguyên nhân gây ra và những cách xử lý

Mục lụcNghiến răng khi ngủ do đâu?Stress và căng thẳngRối loạn giấc ngủRăng và hàm gặp vấn đềTác dụng phụ của thuốcTop 7 cách khắc phục nghiến răng khi ngủUống sữa ấm để giảm nghiến răng khi ngủCác bài tập thư giãnSử dụng máng chống nghiến răng khi ngủThay đổi

Xem thêm

Mách bạn bí quyết chọn hình răng sứ đẹp!

Thẩm mỹ răng sứ là phương pháp làm đẹp được nhiều người quan tâm. Cùng San Dentist tìm hiểu bí quyết chọn hình răng sứ đẹp nhé!

Xem thêm

Thực hư chuyện “lên đời đổi vận” nhờ nhổ răng?

Hiện nay, nhiều người có xu hướng đến nha khoa không chỉ để chăm sóc răng miệng mà còn nhổ răng nanh, răng cửa nhằm thay đổi vận mệnh.

Xem thêm

Đăng Ký Dịch Vụ





    Liên hệ trực tiếp với tư vấn viên & Bác Sĩ để được giải đáp thắc mắc nhanh nhất.
    Chat zalo
    Chat Facebook