Sâu răng nên uống lá gì để điều trị?

Sâu răng nên uống lá gì để điều trị?

Sâu răng là bệnh lý răng miệng phổ biến và có thể được điều trị bằng cách sử dụng một số loại lá. Vậy sâu răng nên uống lá gì để điều trị?

Sâu răng nên uống lá gì để điều trị?

Lá ổi

Ổi là một loại trái cây phổ biến nhưng không phải ai cũng biết lá ổi có thể điều trị sâu răng. Lá ổi có chứa astrigents có khả năng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau nhức. Người bệnh cần rửa sạch một nắm lá ổi non, giã nát với muối và thêm chút nước ấm, lấy bông tăm chấm vào vị trí sâu răng. Người bệnh cần thực hiện biện pháp này trước khi đi ngủ để mang lại hiệu quả.

Lá bàng

Lá bàng có chứa tanin, tác dụng kháng khuẩn, chống viêm tự nhiên nên được dùng để điều trị sâu răng. Người bệnh cần rửa sạch 10 lá bàng non rồi thái nhỏ, xay mịn với ¼ thìa muối và một chút nước ấm. Lọc lấy nước và bảo quản trong tủ lạnh, sau đó, sử dụng dung dịch để súc miệng hàng ngày.

Sâu răng nên uống lá gì để điều trị?

Lá tía tô

Lá tía tô chứa tinh dầu, hoạt chất linalool perillaldehyde, perillaldehyde, hydrocumin có tác dụng ức chế sự phát triển của bệnh sâu răng, giảm tình trạng đau nhức, ê buốt răng hiệu quả. Ngoài ra, lá tía tô còn có tác dụng điều trị hôi miệng, bảo vệ men răng và mang lại hàm răng chắc khỏe. Người bệnh cần rửa sạch lá tía tô rồi xoay nhuyễn cùng nước, sử dụng dung dịch để súc miệng hàng ngày.

Lá húng quế

Lá húng quế có khả năng kháng khuẩn, chống viêm nhiễm. Ngoài ra, lá húng quế còn có khả năng làm sạch răng, giảm đau nhức, tăng cường máu lưu thông và cải thiện tình trạng hôi miệng. Người bệnh cần rửa sạch lá húng quế rồi giã nát, sử dụng hỗn hợp đắp lên vị trí sâu răng mỗi ngày 2 lần.

Sâu răng nên uống lá gì để điều trị?

Lá trầu không

Lá trầu không được sử dụng để kháng khuẩn, chống viêm và điều trị sâu răng hiệu quả. Người bệnh cần rửa sạch lá trầu không, giã nát kèm vài hạt muối và thêm một chén rượu. Lọc lấy nước và sử dụng tăm bông để chấm lên vùng sâu răng trong thời gian 5 phút. Sau đó, người bệnh cần súc miệng lại với nước.

Lá trà xanh

Lá trà xanh hỗ trợ điều trị sâu răng tại nhà nhanh chóng và hiệu quả. Người bệnh cần rửa lá trà xanh tươi, đun với nước sôi. Sử dụng lá trà xanh để uống hoặc ngậm trong thời gian 3-5 phút để mang lại hiệu quả như mong muốn.

Sâu răng nên uống lá gì để điều trị?

Lá bạc hà

Lá bạc hà không chỉ giúp hơi thở thơm mát mà còn giảm đau do sâu răng hiệu quả. Sử dụng lá bạc hà vừa kháng khuẩn vừa giảm hôi miệng. Người bệnh cần rửa lá bạc hà, đun với nước sôi trong thời gian 20-30 phút. Sử dụng dung dịch để súc miệng hàng ngày.

Những loại lá trên đều có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn và hỗ trợ điều trị sâu răng tại nhà. Tuy nhiên, người bệnh gặp tình trạng sâu răng nặng cần đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra và đưa ra biện pháp điều trị phù hợp nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe răng miệng và cơ thể.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc liên quan đến bệnh sâu răng hay phương pháp cấy ghép Implant, hãy liên hệ với nha khoa San Dentist qua hotline hoặc fanpage để được tư vấn và hỗ trợ.

NHA KHOA CHUYÊN SÂU RĂNG SỨ THẨM MỸ SAN DENTIST

An toàn đẹp mãi về sau

Bài viết hữu ích

Bị chảy máu khi sâu răng: Làm sao để phòng ngừa?

Sâu răng là tình trạng răng bị tổn thương do chăm sóc răng miệng không đúng cách, và nếu không điều trị, có thể gây ra chảy máu và mất răng.

Xem thêm
Có nên nhổ răng số 8 hàm trên không?

Có nên nhổ răng số 8 hàm trên không ? Nhổ răng số 8 hàm trên có nguy hiểm không? San Dentist sẽ giải đáp thắc mắc trong bài viết này nhé.

Xem thêm
Dấu hiệu và cách điều trị tình trạng trật khớp hàm

Khớp hàm nối với xương hộp sọ thông qua khớp thái dương hàm. Vậy dấu hiệu, cách điều trị và phòng ngừa tình trạng trật khớp hàm là gì?

Xem thêm
Tìm hiểu: Chi phí phủ sứ thẩm mỹ hiện nay là bao nhiêu?

Chi phí phủ sứ thẩm mỹ mới nhất tại các phòng khám nha khoa là bao nhiêu đang được nhiều người tìm kiếm nhất. Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!

Xem thêm
Trồng răng khểnh và những điều cần lưu ý

Răng khểnh có thể tô điểm thêm cho nụ cười tươi tắn và rạng rỡ hơn. Việc trồng răng khểnh cũng rất phổ biến. Vậy trồng răng khểnh cần lưu ý gì?

Xem thêm
SỐC: Nhiễm trùng răng có thể gây ra viêm khớp!

Vi khuẩn gây bệnh nhiễm trùng răng miệng có thể xâm nhập vào dịch lỏng xung quanh khớp theo đường máu, gây ra bệnh viêm khớp và đau khớp.

Xem thêm

Đăng Ký Dịch Vụ





    Liên hệ trực tiếp với tư vấn viên & Bác Sĩ để được giải đáp thắc mắc nhanh nhất.