Phủ sứ nano có thật sự hiệu quả?

Phủ sứ nano có thật sự hiệu quả?

Phủ sứ nano được giới thiệu là phương pháp mang lại hàm răng trắng sáng với mức chi phí hấp dẫn, vậy biện pháp này có thật sự hiệu quả?

Phủ sứ nano là gì?

Phủ sứ nano là phương pháp sử dụng vật liệu sứ nano phủ lên bề mặt răng để khắc phục tình trạng răng ố vàng, răng lồi lõm, răng thưa và răng sứt mẻ nhẹ. Vật liệu này có màu sắc, độ bóng tương tự răng thật. Phủ sứ nano mang lại hàm răng trắng sáng và đều màu với nhiều ưu điểm như:

  • Thực hiện nhanh chóng, chỉ từ 1-2 giờ.
  • Không cần mài răng thật.
  • Tiết kiệm hơn so với các phương pháp khác.
  • Bền đẹp và không ảnh hưởng đến việc ăn uống.

Tuy nhiên, tại các cơ sở nha khoa kém chất lượng lại sử dụng vật liệu composite dùng để trám răng áp dụng cho phương pháp phủ sứ nano. Composite được sử dụng trong các kỹ thuật trám răng sâu, răng mẻ, trăng thưa, có độ bền từ 3-5 năm.

Phủ sứ nano có thật sự hiệu quả?

Quá trình thực hiện phủ sứ nano

  • Bác sĩ vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
  • Dùng dung dịch có tính axit thoa lên bề mặt răng, giúp tẩy lớp men răng và tạo độ bám cho sứ nano.
  • Composite được đắp lên răng, nắn chỉnh, đánh bóng để tạo diện mạo mới cho hàm răng.
  • Composite được làm đông cứng bằng ánh sáng chuyên dụng.

Phủ sứ nano có thật sự hiệu quả?

Phủ sứ nano có hiệu quả như lời đồn

Composite dễ bong tróc gây mất thẩm mỹ

Composite có khả năng chịu lực vừa phải. Do đó, phủ sứ nano sử dụng vật liệu này để phủ lên bề mặt răng nên khó tránh khỏi việc bong tróc do tác động của quá trình ăn uống và vệ sinh răng miệng.

Nguy cơ cao mắc bệnh răng miệng

Tại các cơ sở nha khoa kém chất lượng, dịch vụ không có sự hỗ trợ của trang thiết bị hiện đại, quy trình phủ sứ nano qua loa sẽ ảnh hưởng đến bề mặt răng và chân răng. Sau một thời gian sử dụng, thức ăn dễ bám sau lớp sứ, dưới hốc chân răng gây ra bệnh sâu răng, viêm nướu và hôi miệng.

Phủ sứ nano có thật sự hiệu quả?

Sai lệch khớp cắn

Composite đè lên bề mặt răng khiến răng bị dày cộm gây khó khăn trong việc ăn nhai và vệ sinh răng miệng. Theo thời gian, người bệnh sẽ gặp các triệu chứng như đau nhức hàm, lệch khớp cắn, xương hàm bị biến đổi.

Quá trình thực hiện không đảm bảo an toàn

Quá trình thực hiện phủ sứ nano không đảm bảo an toàn sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm. Ngoài ra, người bệnh có thể bị dị ứng hay hấp thụ chất độc hại từ vật liệu composite kém chất lượng và không rõ nguồn gốc.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc liên quan đến phương pháp phủ sứ nano hay cấy ghép Implant, hãy liên hệ với nha khoa San Dentist qua hotline hoặc fanpage để được tư vấn và hỗ trợ.

NHA KHOA CHUYÊN SÂU RĂNG SỨ THẨM MỸ SAN DENTIST

An toàn đẹp mãi về sau

Bài viết hữu ích

Răng số 8 là răng gì? Răng số 8 gây ra các biến chứng nào?

Răng số 8 là răng gì? Và khi mọc răng số 8 này nó gây ra những biến chứng gì với bạn? Hãy cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé.

Xem thêm
Nhổ răng có ăn được thịt gà không? Những món ăn nên kiêng sau khi nhổ răng

Nhổ răng có ăn được thịt gà không là thắc mắc của nhiều bạn sau khi nhổ răng. Cùng Nha khoa San Dentist tìm hiểu nhé!

Xem thêm
Răng càng chắc đẹp, sống càng thọ!

Răng miệng là bộ phận vô cùng quan trọng với con người, đồng thời, nó cũng phản ánh một phần về tình trạng - tình hình sức khỏe cá nhân.

Xem thêm
8 mẫu răng sứ đẹp được ưa chuộng trong năm 2023

Những mẫu răng sứ đẹp đang được nhiều người ưa chuộng hiện nay là mẫu nào? Cách chọn mẫu răng sứ phù hợp với khuôn mặt như thế nào?

Xem thêm
Mẻ răng sứ phải làm sao để khắc phục?

Răng sứ có thể tồn tại rất lâu sau khi được bọc, phủ sứ thẩm mỹ. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng có thể xảy ra các tai nạn dẫn đến mẻ răng sứ.

Xem thêm
Bệnh viêm khớp thái dương hàm: Có thể tự khỏi không?

Bệnh viêm khớp thái dương hàm ảnh hưởng rất lớn đến khả năng ăn nhai. Tuy nhiên, tình trạng bệnh lý này có tự khỏi hay không?

Xem thêm

Đăng Ký Dịch Vụ





    Liên hệ trực tiếp với tư vấn viên & Bác Sĩ để được giải đáp thắc mắc nhanh nhất.