Mọc răng khôn hàm dưới có nên nhổ hay không?

Mọc răng khôn hàm dưới có nên nhổ hay không?

Mọc răng khôn hàm dưới là cơn ác mộng của nhiều người nhất là khi tình trạng mọc răng khôn bị lệch gây những cơn đau buốt và sưng tấy ảnh hưởng đến việc ăn nhai. Vậy những dấu hiệu của mọc răng khôn hàm dưới là gì và cách điều trị như thế nào? Cùng San Dentist tìm hiểu thêm về vấn đề này ngay trong bài viết dưới nhé!

Thời điểm mọc răng khôn hàm dưới là bao giờ?

Răng khôn hàm dưới là chiếc răng ở vị trí thứ 8 trên cung hàm dưới, răng khôn được coi là răng hàm lớn thứ 3 mọc sau 28 răng vĩnh viễn. Mọc răng khôn hàm dưới rất bình thường và hầu hết ai cũng sẽ mọc trong độ tuổi từ 17 – 25. Cũng có người sẽ mọc sớm hoặc muộn hơn so với thời điểm này.

Nhưng mỗi người sẽ có số răng khôn mọc khác nhau và có thể có người sẽ không mọc bất cứ chiếc răng khôn nào. Răng khôn bắt đầu mọc sẽ mang tới cảm giác đau nhức, sốt nhẹ, đau đầu, khó nhai,… quá trình răng khôn trồi lên khỏi nướu hoàn thành mà răng không bị lệch thì cơn đau nhức sẽ kết thúc và không ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng. Với những chiếc răng mọc lệch, xiên, mọc ngầm thì cần được xử lý tránh những biến chứng nghiêm trọng.

Mọc răng khôn hàm dưới có nên nhổ hay không?

Có nên nhổ răng khôn mọc ở hàm dưới hay không?

Mọc răng khôn hàm dưới có nên nhổ hay không là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc, tùy vào trường hợp bệnh nhân mà sẽ có câu trả lời khác nhau. 

Nếu trường hợp răng mọc lệch, mọc đâm vào răng số 7, mọc xiên xuất hiện nhiều biến chứng thì bác sĩ sẽ đưa ra các phương án loại bỏ răng càng sớm càng tốt. Vì răng khôn hàm dưới mọc lệch để lâu dài sẽ ảnh hưởng khá lớn tới sức khỏe răng miệng thậm chí gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm.

Nếu răng khôn mọc thẳng với hàm và không gây nên các ảnh hưởng cũng như khó chịu thì bạn có thể bảo tồn răng và không nên bỏ đi.

Quá trình thực hiện loại bỏ răng khôn khá phức tạp, có liên quan tới các dây thần kinh nên đòi hỏi cần được thăm khám kỹ và bác sĩ có tay nghề cao thực hiện. Trang thiết bị và cơ sở vật chất của nha khoa cũng nên được đảm bảo để việc nhổ răng khôn trở nên thành công và an toàn nhất.

Nhổ răng khôn hàm dưới có đau không?

Trước kia, khi thực hiện nhổ răng khôn thì nhiều người sẽ liên tưởng tới việc sử dụng kìm nhổ và ống kim lớn gây ra những ám ảnh cùng với sự đau đớn. Vì thế nhiều người lựa chọn chịu đựng cơn đau mọc răng khôn hàm dưới mà trốn tránh việc nhổ răng, từ đó gây nên khó khăn trong việc điều trị.

Hiện nay, việc có thể sử dụng các công nghệ hiện đại và kỹ thuật nhổ tiên tiến làm giảm tối đa những cơn đau của bệnh nhân mỗi lần nhổ răng. Công nghệ được các bác sĩ nha khoa tin dùng là công nghệ Piezotome giúp quá trình nhổ răng khôn trở nên dễ dàng hơn nhờ sóng siêu câm và chiếc răng sẽ được nhổ bỏ thuận tiện hơn. Khi thực hiện nhổ răng bằng máy Piezotome sẽ giúp vị trí nhổ được phục hồi nhanh hơn, cảm giác đau cũng được giảm bớt rất nhiều.

Mọc răng khôn hàm dưới có nên nhổ hay không?

Xem thêm: Nhổ răng khôn bao lâu thì lành? Những cách chăm sóc vết thương đúng

Biến chứng khi mọc lệch răng khôn hàm dưới

Khi mọc răng khôn hàm dưới bị lệch sẽ gặp phải nhiều biến chứng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe răng miệng như:

  • Bị sâu răng: Răng khôn mọc ở vị trí trong cùng của góc hàm nên rất khó vệ sinh sạch sẽ đó là nguyên nhân khiến thức ăn giắt vào khe mọc lệch. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn, mảng bám tích tụ làm hỏng men răng và lâu ngày sẽ dẫn đến sâu răng.
  • Mắc viêm lợi: Răng khôn nhú lên khỏi nướu sau đó ngừng phát triển rất dễ làm các vi khuẩn cùng với thức ăn tồn đọng ở nướu quanh chân răng lâu ngày dẫn đến tình trạng viêm. Nếu không kịp thời khắc phục thì ổ viêm ngày càng phát triển nặng hơn, thậm chí lây lan sang các răng liền kề.
  • Ảnh hưởng đến xương và cung hàm: Răng số 8 có xu hướng mọc lệch hay mọc xiên về răng hàm số 7. Đặc biệt là với chiếc răng số 8 càng phát triển sẽ đâm vào răng số 7, do có kích thước lớn và lực tác động mạnh khiến răng số 7 bị lung lay, thậm chí phải nhổ bỏ răng do bị hỏng. Trường hợp răng mọc ngầm nếu không khắc phục kịp thời sẽ dẫn đến tiêu xương hàm, nhiễm trùng,…
  • Ảnh hưởng đến các bộ phận lân cận: Những ổ viêm, nhiễm trùng sẽ hình thành mủ ở răng khôn mà không được xử lý sẽ gây lây sang các vùng lân cận như mang tai, cổ, mắt,…

Mọc răng khôn hàm dưới có nên nhổ hay không?

Trên đây là những thông tin về việc mọc răng khôn hàm dưới, mong rằng với các thông tin trên bạn sẽ hiểu thêm về các tình trạng của răng khôn và có hướng giải quyết đúng. Nếu bạn đang tìm đơn vị nhổ răng số 8 Piezotome uy tín hãy liên hệ ngay tới San Dentist để được tư vấn nhé!

NHA KHOA THẨM MỸ SAN DENTIST

Địa chỉ: Số 5 Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Hotline: 0342 28 28 28

Email: lienhe@sandentist.vn

Website: www.sandentist.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/sandentistvn

Bài viết hữu ích

5 cách lấy cao răng đơn giản tại nhà

Lấy cao răng tại nhà đơn giản và hiệu quả là điều mà ai cũng mong muốn. Dưới đây là 5 cách lấy cao răng đơn giản tại nhà.

Xem thêm
Địa chỉ trồng răng Implant ở đâu tốt TPHCM?

Mục lụcThời điểm mọc răng khôn hàm dưới là bao giờ?Có nên nhổ răng khôn mọc ở hàm dưới hay không?Nhổ răng khôn hàm dưới có đau không?Biến chứng khi mọc lệch răng khôn hàm dướiNHA KHOA THẨM MỸ SAN DENTIST Địa chỉ trồng răng Implant ở đâu tốt TPHCM?

Xem thêm
Nguyên nhân, cách khắc phục làm răng sứ bị viêm lợi

Nguyên nhân làm răng sứ bị viêm lợi, những tác hại của bệnh đến sức khỏe răng miệng. Các cách chữa trị nếu gặp phải tình trạng trên.

Xem thêm
Nhổ răng khôn quên cắt chỉ gây hậu quả gì?

Sau nhổ răng khôn, bác sĩ sẽ hẹn lịch cắt chỉ và kiểm tra vết thương. Tuy nhiên, nhiều người lại gặp tình trạng sau nhổ răng khôn quên cắt chỉ.

Xem thêm
Răng sứ có bị ố vàng không? Nên làm gì để răng sứ luôn trắng

Mục lụcThời điểm mọc răng khôn hàm dưới là bao giờ?Có nên nhổ răng khôn mọc ở hàm dưới hay không?Nhổ răng khôn hàm dưới có đau không?Biến chứng khi mọc lệch răng khôn hàm dướiNHA KHOA THẨM MỸ SAN DENTIST Răng sứ là lựa chọn phổ biến trong nha

Xem thêm
Răng sứ bị mẻ có trám được không? Giá bao nhiêu?

Răng sứ có thể tồn tại rất lâu sau khi được bọc, phủ sứ thẩm mỹ. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng có thể xảy ra các tai nạn dẫn đến mẻ răng sứ.

Xem thêm

Đăng Ký Dịch Vụ





    Liên hệ trực tiếp với tư vấn viên & Bác Sĩ để được giải đáp thắc mắc nhanh nhất.