Có bầu trồng răng được không?

Có bầu trồng răng được không?

Có bầu trồng răng được không, phụ nữ mang thai trồng răng có biến chứng gì không,.. là thắc mắc của rất nhiều chị em phụ nữ hiện nay. Bởi tình trạng mất răng có thể xảy ra với bất kỳ độ tuổi nào, không chỉ người già mà cả người trẻ, trong đó có cả phụ nữ đang mang thai. Vậy trong giai đoạn có em bé này, phụ nữ có thể thực hiện trồng răng không? Cùng Nha Khoa San Dentist tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây!

Tại sao tình trạng mất răng lại dễ xảy ra với phụ nữ có bầu?

Khi phụ nữ mang thai, hầu hết các chất dinh dưỡng đều tập trung để nuôi thai nhi và trong đó không thể không có canxi. Điều này sẽ khiến cho cơ thể của người mẹ dễ bị thiếu hụt canxi dẫn đến răng bị yếu và rụng dần đi.

Bên cạnh đó, khi mang thai, phụ nữ còn rất dễ bị mắc bệnh viêm nha chu, viêm nướu do các hoocmon thay đổi đột ngột trong cơ thể. Nếu không biết cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách thì các vi khuẩn có hại sẽ tấn công và làm răng phụ nữ có bầu yếu đi đáng kể.

Có bầu trồng răng được không?

Ảnh hưởng của tình trạng mất răng với phụ nữ mang thai

  • Ảnh hưởng đến thẩm mỹ: Bất kỳ ai khi bị mất răng cũng lo ngại về vấn đề này, đặc biệt là chị em phụ nữ. Điều này sẽ khiến phụ nữ trở nên tự ti, ngại giao tiếp và ảnh hưởng đến tâm lý của họ khi mang thai. Tình trạng mất răng cũng sẽ khiến cấu trúc khuôn mặt kém hài hòa, cân đối, dẫn đến cơ mặt bị nhăn nheo, chảy xệ.
  • Tiêu xương hàm: Đây là hệ lụy khó tránh khỏi khi mất răng trong thời gian dài. Mất răng càng lâu thì xương bị tiêu càng nhiều. Hiện tượng tiêu xương sẽ khiến cho các răng thật trong cung hàm bị xô lệch, lung lay và lệch khớp cắn.
  • Giảm khả năng ăn nhai: Răng bị mất sẽ khiến lực nhai suy giảm đáng kể dẫn đến việc ăn uống không ngon miệng. Điều này sẽ khiến thai nhi trong bụng sẽ không được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng.

Có bầu trồng răng được không?

Có bầu trồng răng được không là thắc mắc chung của hầu hết chị em phụ nữ mang thai hiện nay. Thực tế cho thấy, phụ nữ có bầu vẫn có thể thực hiện cấy ghép implant. Tuy nhiên, đây lại là giai đoạn mà sức khỏe của người phụ nữ khá yếu, khả năng miễn dịch cũng kém nên cần tránh làm cơ thể bị mất máu. Trồng răng implant khi đang mang thai có thể ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe của nữ giới và thời gian điều trị kéo dài lâu hơn.

  • Về tâm lý: Khi có bầu, nữ giới thường khá nhạy cảm. Khi trồng răng, tâm lý họ sẽ trở nên lo âu, căng thẳng hơn và ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi.
  • Về sức khỏe: Trước khi tiến hành trồng răng, khách hàng cần phải tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng quát, chụp X-quang răng miệng. Các tia X-quang này không tốt cho sức khỏe của phụ nữ có bầu và cả thai nhi. Đồng thời, sau khi trồng răng, các loại thuốc giảm đau, chống viêm sẽ hạn chế sử dụng với bà bầu.
  • Về thời gian điều trị: Sau khi cấy trụ implant, khách hàng sẽ phải chờ trong thời gian từ 3-6 tháng để trụ lành thương rồi mới gắn mão sứ. Ở giai đoạn này, người bệnh chỉ nên ăn những thức ăn mềm, loãng như: súp, cháo,… Vì vậy, nếu trồng răng trong quá trình mang thai thì khó có thể đảm bảo được dinh dưỡng cho thai nhi.

Có bầu trồng răng được không?

Xem thêm: Trồng răng ở đâu tốt TPHCM? TOP 3 địa chỉ uy tín nhất hiện nay

Chăm sóc răng miệng đúng cách khi mang thai

Khi có bầu, phụ nữ thường thèm ăn và ăn nhiều bữa trong một ngày. Điều này khiến lượng axit trong miệng tồn tại ở mức độ cao, nếu phụ nữ có bầu không biết chăm sóc răng miệng đúng cách sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, khiến răng yếu dần và rụng đi. Bên cạnh giải đáp thắc mắc có bầu trồng răng được không, bài viết cũng chia sẻ đến bạn cách chăm sóc răng miệng đúng cách khi mang thai:

  • Người bình thường nói chung và phụ nữ mang thai nói riêng nên chải răng tối thiểu 2 lần mỗi ngày (sáng và tối).
  • Nên sử dụng bàn chải đánh răng có đầu lông mềm và không nên chải quá mạnh khiến nướu bị tổn thương
  • Thay bàn chải 3-4 tháng/lần và cần kết hợp sử dụng nước súc miệng, chỉ nha khoa để làm sạch các mảng bám trong khoang miệng
  • Nên đánh răng sau bữa ăn nửa tiếng và kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ

Có bầu trồng răng được không?

Bài viết trên đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc Có bầu trồng răng được không? Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào về phương pháp cấy ghép răng implant bạn có thể liên hệ với Nha khoa San Dentist để được đội ngũ của chúng tôi tư vấn chi tiết hơn nữa nhé! 

NHA KHOA THẨM MỸ SAN DENTIST

Địa chỉ: Số 5 Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Hotline: 0342 28 28 28

Email: lienhe@sandentist.vn

Website: www.sandentist.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/sandentistvn

Bài viết hữu ích

Có nên bọc răng sứ không? Những điều bạn cần phải biết trước khi bọc răng sứ

Mục lụcTại sao tình trạng mất răng lại dễ xảy ra với phụ nữ có bầu?Ảnh hưởng của tình trạng mất răng với phụ nữ mang thaiCó bầu trồng răng được không?Chăm sóc răng miệng đúng cách khi mang thaiNHA KHOA THẨM MỸ SAN DENTIST Có rất nhiều khách hàng

Xem thêm
Những lưu ý quan trọng sau khi mài răng để phục hồi nhanh chóng

Sau khi mài răng, cần kiêng các loại thực phẩm cứng, dai, đồ uống có màu sậm, không hút thuốc và tuân thủ lời khuyên của nha sĩ.

Xem thêm
Trẻ bị hôi miệng: Nguyên nhân và cách khắc phục

Trẻ bị hôi miệng là tình trạng phổ biến, điều này có thể là dấu hiệu của các bệnh lý răng miệng. Vậy hôi miệng ở trẻ do đâu và khắc phục thế nào?

Xem thêm
Cách khắc phục tình trạng chảy máu khi phủ răng sứ

Phủ răng sứ sẽ đảm bảo an toàn cho răng miệng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, có thể xảy ra hiện tượng chảy máu khi phủ răng sứ.

Xem thêm
Răng khôn có nên nhổ hay không? [TÌM HIỂU NGAY]

Mục lụcTại sao tình trạng mất răng lại dễ xảy ra với phụ nữ có bầu?Ảnh hưởng của tình trạng mất răng với phụ nữ mang thaiCó bầu trồng răng được không?Chăm sóc răng miệng đúng cách khi mang thaiNHA KHOA THẨM MỸ SAN DENTIST Răng khôn có nên nhổ

Xem thêm
Chuyên gia giải đáp thắc mắc phủ răng sứ là như thế nào?

Phủ răng sứ là bước tiến đột phá trong thẩm mỹ nha khoa. Vậy phủ răng sứ là như thế nào hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Xem thêm

Đăng Ký Dịch Vụ





    Liên hệ trực tiếp với tư vấn viên & Bác Sĩ để được giải đáp thắc mắc nhanh nhất.