Bệnh u hàm răng có nguy hiểm hay không?

Bệnh u hàm răng có nguy hiểm hay không?

Theo các chuyên gia, bệnh u hàm răng thường là u lành tính nhưng cũng có thể tiến triển thành u ác tính gây hại cho sức khỏe răng miệng và tính mạng cho người bệnh.

Bệnh u hàm răng là gì?

Bệnh u hàm răng hay còn gọi là u xương hàm thường xuất hiện ở cả hai hàm ba gồm u lành tính và u ác tính. Các khối u lành tính phát triển khá chậm và có thể trở thành u ác tính nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Các u ác tính sẽ chèn ép các răng và mạch máu gây hại cho răng miệng.

Bệnh u hàm răng có nguy hiểm hay không?

Bệnh u hàm răng do đâu?

Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây ra bệnh u hàm răng vẫn chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể được xem là nguyên nhân gây ra bệnh u xương hàm như yếu tố di truyền, do răng hoặc có thể không do răng gây ra.

Bệnh u hàm răng lành tính và ác tính

Bệnh u xương hàm có thể được nhận biết qua các giai đoạn như:

  • Giai đoạn tiềm ẩn: Xuất hiện các cơn đau nhẹ.
  • Giai đoạn biến dạng xương: Cảm giác nặng ở xương hàm và mất cảm giác.
  • Giai đoạn u phá vỡ bề mặt xương: Bờ xương người bệnh trở nên mỏng và nhọn.
  • Giai đoạn gây biến chứng: Niêm mạc xuất hiện trên khối u mỏng dần.

Bệnh u hàm răng có nguy hiểm hay không?

Khối u lành tính

U hàm răng lành tính thường không gây cảm giác đau nhức khó chịu. Các khối u hàm răng lành tính thường gặp bao gồm u men thể nang, u men đặc tạo răng và nang thân răng. Các khối u hàm răng lành tính thường có các đặc điểm như phát triển chậm, không ảnh hưởng đến sức khỏe, dễ phát hiện bằng cách sờ, nắn và nhìn bằng mắt thường, da niêm mạc ở vùng có khối u bình thường và không gây đau nhức.

Khối u ác tính

Khối u ác tính thường được chia thành hai loại: nguyên phát (bắt nguồn từ chính xương hàm) bao gồm u men răng, u răng thường và u tủy xương và thứ phát (xảy ra khi một khối u bị vỡ) khiến các tế bào di căn đến xương hàm và hình thành ung thư xương hàm. Các khối u xương hàm ác tính thường gây đau nhức dữ dội, mô xung quanh khối u có cảm giác mềm, sưng mặt và sưng mô trong miệng gây biến dạng mặt.

Bệnh u hàm răng có nguy hiểm hay không?

Bệnh u hàm răng lành tính thường không gây nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng và cơ thể. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển sang giai đoạn u hàm răng ác tính, nó có thể gây ung thư xương nghiêm trọng, làm biến dạng xương hàm và gây mất thẩm mỹ. Khi gặp các triệu chứng của bệnh lý này, người bệnh cần đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra và đưa ra biện pháp khắc phục kịp thời.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc liên quan đến bệnh u hàm răng hay phương pháp cấy ghép Implant, hãy liên hệ với nha khoa San Dentist qua hotline hoặc fanpage để được tư vấn và hỗ trợ.

NHA KHOA CHUYÊN SÂU RĂNG SỨ THẨM MỸ SAN DENTIST

An toàn đẹp mãi về sau

Bài viết hữu ích

Mài răng bọc sứ có ảnh hưởng gì không? Tại sao phải thực hiện mài răng khi bọc sứ?

Mục lụcBệnh u hàm răng là gì?Bệnh u hàm răng do đâu?Bệnh u hàm răng lành tính và ác tínhKhối u lành tínhKhối u ác tính Răng bọc sứ giúp khôi phục chức năng ăn nhai và đồng thời có độ thẩm mỹ cao, bọc sứ trải qua nhiều quy

Xem thêm
Cắt lợi có đau không? Thời gian phục hồi sau cắt lợi là bao lâu?

Phương pháp cắt lợi có đau không và thời gian phục hồi là bao lâu? Đây là vấn đề mà nhiều người muốn tìm hiểu trước khi thực hiện.

Xem thêm
Bọc răng sứ có cần lấy tủy không? Trường hợp nào cần lấy tủy khi bọc răng sứ

Mục lụcBệnh u hàm răng là gì?Bệnh u hàm răng do đâu?Bệnh u hàm răng lành tính và ác tínhKhối u lành tínhKhối u ác tính Bọc răng sứ có cần lấy tủy không là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm trước khi quyết tâm thực hiện phương

Xem thêm
Điều trị tủy răng cho trẻ có nguy hiểm không?

Bệnh sâu răng và viêm tủy là hai bệnh lý phổ biến ở trẻ em. Vậy điều trị tủy răng cho trẻ có nguy hiểm gì không?

Xem thêm
Bệnh viêm chân răng: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm chân răng là bệnh lý phổ biến nhưng người bệnh thưởng chủ quan. Vậy bệnh viêm chân răng do đâu và cách khắc phục như thế nào?

Xem thêm
Cấy ghép răng Implant phù hợp với đối tượng nào?

Cấy ghép răng Implant là giải pháp dành cho những người mất răng. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ phù hợp với một số đối tượng nhất định.

Xem thêm

Đăng Ký Dịch Vụ





    Liên hệ trực tiếp với tư vấn viên & Bác Sĩ để được giải đáp thắc mắc nhanh nhất.