Người bị tiểu đường dễ mắc nhiều bệnh răng miệng hơn

Người bị tiểu đường dễ mắc nhiều bệnh răng miệng hơn

Người mắc bệnh tiểu đường, do không kiểm soát được lượng đường trong máu, thường gặp phải những vấn đề về răng miệng như khô miệng, viêm nướu và bỏng lưỡi. Bệnh tiểu đường là một loại bệnh ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, và nó cũng có liên quan đến bệnh răng miệng.

Khi mắc bệnh, mức đường trong máu tăng cao, gây suy yếu cho các tế bào bạch cầu. Những tế bào này cũng có nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe răng miệng khỏi vi khuẩn gây nhiễm trùng.

Người bị tiểu đường gặp các bệnh răng miệng như:

Tình trạng khô miệng

Những người mắc bệnh tiểu đường, khi không kiểm soát được lượng đường trong máu, gặp phải vấn đề về khô miệng do giảm lượng nước bọt. Tình trạng này có thể gây ra cảm giác đau nhức, viêm loét và nhiễm trùng nướu, đồng thời tăng nguy cơ mắc bệnh sâu răng.

Viêm nhiễm nướu

Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng bằng cách làm suy yếu các tế bào bạch cầu và làm dày các mạch máu một cách bất thường. Khi mạch máu trở nên dày, quá trình cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể bị chậm lại. Điều này làm cho cơ thể mất khả năng chống lại các tác nhân nhiễm trùng, gây ra tình trạng viêm nướu.

Người bị tiểu đường dễ mắc nhiều bệnh răng miệng hơn

Bệnh nha chu

Bệnh tiểu đường là một loại bệnh do không kiểm soát tốt lượng đường trong máu và tạo cơ hội vi khuẩn phát triển gây ra bệnh nha chu.

Các vết thương khó lành hơn

Người mắc bệnh tiểu đường thường gặp khó khăn trong quá trình làm lành các vết thương. Điều này tạo ra rào cản đáng kể cho các bác sĩ khi phải thực hiện các ca phẫu thuật hoặc các thủ thuật khắc phục các vấn đề bệnh lý về răng miệng.

Tình trạng nấm miệng

Người mắc bệnh tiểu đường thường phải sử dụng kháng sinh để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng, và điều này có thể gây ra sự phát triển của nấm miệng và lưỡi. Khi nồng độ glucose trong nước bọt tăng cao, tình trạng nấm lưỡi cũng sẽ phát triển mạnh mẽ hơn. Ngoài ra, những người mất răng và sử dụng các biện pháp thẩm mỹ nha khoa như trồng răng hoặc đeo răng giả không đạt chuẩn y khoa cũng có thể gây ra các vấn đề nấm lưỡi và miệng.

Người bị tiểu đường dễ mắc nhiều bệnh răng miệng hơn

Bỏng rát lưỡi

Hiện tượng này xảy ra do bệnh tưa miệng, một loại nhiễm trùng do nấm candida gây ra. Theo các chuyên gia, những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ gấp 20 lần so với người bình thường trong việc gặp bệnh tưa miệng và bệnh nha chu.

Triệu chứng của những bệnh răng miệng này dễ nhận biết, vì vậy, người bệnh cần thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách và theo dõi kỹ những dấu hiệu bất thường để kịp thời xử lý. Ngoài ra, nếu không kiểm soát được đường huyết, những người mắc bệnh tiểu đường không chỉ gặp vấn đề về răng miệng mà còn phải đối mặt với các hệ lụy tổn thương đến tim, mắt và hệ thần kinh.

Do đó, người tiểu đường có thể áp dụng các biện pháp hạn chế gặp các bệnh răng miệng hiệu quả:

Kiểm soát lượng đường trong máu

Những người mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế việc tiêu thụ các thực phẩm có khả năng tăng đường huyết và giữ cho mức đường trong máu ở mức bình thường. Đồng thời, họ cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe để bác sĩ có thể đánh giá tình trạng bệnh và đề xuất các biện pháp để kiểm soát lượng đường trong máu.

Theo tư vấn của bác sĩ

Trước khi bắt đầu quá trình điều trị các vấn đề về răng miệng, người bệnh cần tiến hành trao đổi thông tin về tình trạng sức khỏe với bác sĩ. Điều này giúp bác sĩ hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh và đưa ra sử dụng kháng sinh, thiết lập chế độ ăn uống và liều lượng insulin phù hợp.

Người bị tiểu đường dễ mắc nhiều bệnh răng miệng hơn

Ngoài ra, cần mang theo các giấy tờ và thuốc mà họ đang sử dụng để bác sĩ đưa ra các đánh giá và chỉ định phù hợp. Nếu người bệnh đang điều trị các bệnh nhiễm trùng, bác sĩ sẽ điều chỉnh liều lượng insulin một cách thích hợp.

Sử dụng chỉ nha khoa

Để bảo vệ nướu răng, các chuyên gia khuyên người bị bệnh răng miệng nên sử dụng chỉ nha khoa ít nhất một lần sau mỗi bữa ăn. Điều này giúp cải thiện tình trạng răng miệng và đảm bảo sự bảo vệ tốt hơn.

Đánh răng đúng cách

Để duy trì sức khỏe răng miệng, nên đánh răng hai lần mỗi ngày và sử dụng bàn chải có lông mềm để loại bỏ mảng bám và giảm ma sát với bề mặt răng. Đối với những người sử dụng răng giả, việc vệ sinh hàng ngày và sử dụng kem đánh răng chứa flour phù hợp là điều quan trọng.

Những người mắc bệnh tiểu đường, điều trị theo hướng dẫn và tư vấn của bác sĩ là cần thiết nhằm kiểm soát lượng đường trong máu và ngăn ngừa các bệnh răng miệng. Trường hợp bệnh nặng hoặc không tuân thủ liệu pháp từ bác sĩ có thể gây ra những vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe của răng và nướu.

Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến bệnh răng miệng, cách chăm sóc răng miệng,… hãy liên hệ với San Dentist để được giải đáp nhé.

NHA KHOA CHUYÊN SÂU RĂNG SỨ THẨM MỸ SAN DENTIST

An toàn đẹp mãi về sau

Bài viết hữu ích

Làm cầu răng sứ mất bao lâu? Quy trình thế nào để đạt chuẩn nha khoa

Làm cầu răng sứ mất bao lâu, có nên làm cầu răng sứ không, quy trình có đảm bảo không là những câu hỏi thường gặp về phương pháp này.

Xem thêm

Cấy răng implant giá bao nhiêu? Lý do vì sao bạn nên lựa chọn San Dentist

Cấy răng implant giá bao nhiêu? Đây là một trong số nhiều câu hỏi chúng tôi nhận được từ không ít khách hàng khi đến với Nha khoa San Dentist.

Xem thêm

Cười hở lợi sướng hay khổ? Những sự thật liên quan đến tướng số!

Cười hở lợi không chỉ ảnh hưởng xấu đến tính thẩm mỹ nụ cười và khuôn mặt mà còn liên quan đến tướng số. Cùng San Dentist tìm hiểu nhé!

Xem thêm

Những thông tin hữu ích về bọc răng sứ cho răng lệch lạc

Bọc răng sứ cho răng lệch lạc là một trong những phương pháp trị liệu răng hàm mặt trong nha khoa với nhiều ưu điểm chuyên biệt.

Xem thêm

4 sai lầm khiến hơi thở có mùi và răng ố vàng

Chăm sóc răng miệng là việc rất quan trọng và cần thiết, tuy nhiên 4 sai lầm sau có thể khiến hơi thở có mùi và răng ố vàng. 

Xem thêm

Hôi miệng hở van dạ dày: Nguyên nhân và cách điều trị

Hôi miệng hở van dạ dày là tình trạng phổ biến nhiều người gặp phải. Vậy hôi miệng hở van dạ dày nguyên nhân do đâu và cách điều trị thế nào?

Xem thêm

Đăng Ký Dịch Vụ





    Liên hệ trực tiếp với tư vấn viên & Bác Sĩ để được giải đáp thắc mắc nhanh nhất.
    Chat zalo
    Chat Facebook