Viêm lợi: Nên ăn gì và không nên ăn gì?

Viêm lợi nên ăn gì và không nên ăn gì?

Theo các chuyên gia, viêm lợi là một bệnh lý răng miệng phổ biến mà nhiều người mắc phải. Viêm lợi được điều trị dứt điểm hay không sẽ dựa trên chế độ ăn uống bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể. Hãy cùng nha khoa San Dentist tìm hiểu về các loại thực phẩm nên và không nên ăn khi bị viêm lợi nhé.

Viêm lợi là gì?

Lợi là một tổ chức xung quanh răng có nhiệm vụ nâng đỡ và bảo vệ chân răng chắc chắn. Viêm lợi xuất hiện do các mảng bám thức ăn trong môi trường axit, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây kích ứng và mẩn đỏ vùng nướu. Lợi khỏe mạnh sẽ có màu hồng nhạt và săn chắc, tuy nhiên, khi bị viêm lợi sẽ chuyển sang màu đỏ thẫm hoặc màu tím nhạt.

Theo các chuyên gia, viêm lợi xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào. Viêm lợi thường được phát hiện thông qua các triệu chứng như lợi sung tấy, chạm vào có cảm giác đau nhức, lợi vị viêm chuyển từ hồng nhạt sang đỏ sẫm, lợi dễ chảy máu khi đánh răng, răng xuất hiện các mảng bám cao răng, tụt lợi ở chân răng và hơi thở có mùi hôi khó chịu.

Viêm lợi không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ chuyển đến giai đoạn nặng hơn, lây lan ra các mô nướu và xương răng.

Viêm lợi nên ăn gì?

Theo các chuyên gia, người bị viêm lợi nên bổ sung nhiều khoáng chất, vitamin và chất xơ. Những loại thực phẩm này không chỉ giúp răng miệng khỏe mạnh mà còn khắc phục hiệu quả tình trạng viêm lợi.

Thực phẩm giàu vitamin

Người bị viêm lợi nên bổ sung các loại thực phẩm chứa vitamin đặc biệt là vitamin A, điều này giúp mô xương ở vùng nướu chắc khỏe hơn. Người bệnh có thể bổ sung vitamin A từ các loại thực phẩm như thịt, trứng, sữa, gan, ớt chuông và dầu gan cá.

Viêm lợi nên ăn gì và không nên ăn gì?

Thực phẩm giàu chất xơ

Chất xơ không chỉ hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt mà còn giúp làm sạch các mảng bám còn sót lại trong khoang miệng và kẽ răng. Người bị viêm lợi cần bổ sung nhiều chất xơ có trong rau xanh như rau cải, xà lách, súp lơ để kích thích nước bọt tiết ra và giảm thiểu hôi miệng.

Uống trà xanh

Trà xanh có chứa thành phần oxi hóa nên mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe răng miệng. Ngoài ra, hợp chất polyphenol có khả năng kháng khuẩn cũng như ngăn chặn vi khuẩn phát triển phá hủy ở vùng nướu răng. Khi viêm lợi xảy ra tình trạng đau nhức và hôi miệng, người bệnh nên uống trà xanh để giảm thiểu tình trạng này cũng như bảo vệ răng miệng chắc khỏe hơn.

Viêm lợi nên ăn gì và không nên ăn gì?

Tỏi

Tỏi là một loại gia vị không thể thiếu cho những bữa ăn và có tác dụng điều trị viêm hiệu quả. Trong tỏi chứa các hợp chất chống viêm nhiễm và kiểm soát lượng vi khuẩn giúp làm giảm tình trạng viêm lợi hiệu quả.

Viêm lợi không nên ăn gì?

Bên cạnh các loại thực phẩm được khuyến khích sử dụng, người bệnh cần chú ý các loại thực phẩm để tránh tình trạng viêm lợi trở nên nghiêm trọng hơn.

Thực phẩm quá dai

Người bị viêm lợi có cấu trúc răng yếu nên ăn các loại thực phẩm quá dai sẽ khiến nướu tổn thương nhiều hơn. Thực phẩm quá dai mắc vào các kẽ răng sẽ khiến vi khuẩn phát triển và lây lan nhanh chóng hơn.

Thực phẩm quá cứng

Viêm lợi làm nướu trở nên yếu và nhạy cảm hơn, việc ăn các loại thực phẩm quá cứng sẽ gây tổn thương đến nướu răng. Khi đó, sẽ khó điều trị và thời gian hồi phục cũng lâu hơn bình thường. Do đó, người bị bệnh nên hạn chế các loại thực phẩm cứng như bánh kẹo, trái cây sấy khô, ổi để bảo vệ răng miệng.

Viêm lợi nên ăn gì và không nên ăn gì?

Thực phẩm nóng và lạnh

Những loại thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh sẽ khiến cho người bị viêm răng, viêm nướu gặp tình trạng ê buốt và đau nhức dữ dội. Khi điều trị viêm lợi, người bệnh không nên ăn những loại thực phẩm này để tránh tình trạng bỏng rát, lở loét và kéo dài thời gian hồi phục.

Thực phẩm giàu axit

Các loại thực phẩm có hàm lượng axit cao sẽ làm cho vết thương trở nên lở loét, khó lành hơn. Axit có nhiều trong các loại thực phẩm như trái cây, nước ép hoa quả. Do đó, người bị viêm lợi sau khi ăn loại thực phẩm này nên súc miệng thật sạch để hạn chế tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

Thói quen hút thuốc lá

Các chất độc hại trong thuốc lá gây phá hủy các tổ chức trong răng miệng và dẫn đến tình trạng viêm lợi trở nên nghiêm trọng. Ngoài ra, hút thuốc lá sẽ hình thành các mảng bám trên răng, khiến lợi tổn thương nặng nề hơn. Do đó, người bị viêm nướu không nên hút thuốc lá để bảo vệ cơ thể khỏe mạnh và điều trị bệnh dứt điểm.

Viêm lợi nên ăn gì và không nên ăn gì?

Viêm lợi không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm khác, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và sức khỏe răng miệng. Do đó, người bệnh cần tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh để điều trị hiệu quả.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc liên quan đến bệnh viêm lợi hay phương pháp cấy ghép Implant, hãy liên hệ với nha khoa San Dentist qua hotline, fanpage hoặc website để được tư vấn, hỗ trợ và điều trị chuyên sâu.

NHA KHOA CHUYÊN SÂU RĂNG SỨ THẨM MỸ SAN DENTIST

An toàn đẹp mãi về sau

Bài viết hữu ích

Giải đáp thắc mắc: Phủ sứ không mài răng được không?

Phủ sứ không mài răng được không là vấn đề được nhiều người quan tâm trước khi sử dụng dịch vụ. Cùng San Dentist giải đáp thắc mắc này nhé!

Xem thêm
Phẫu thuật cười hở lợi khoảng bao nhiêu tiền?

Cười hở lợi gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, gây hại đến khớp cắn và khả năng ăn nhai, vậy phẫu thuật tình trạng này bao nhiêu tiền?

Xem thêm
Quy trình chỉnh hàm lệch đúng chuẩn y khoa

Hàm lệch là do sai lệch khớp cắn và phẫu thuật chỉnh hàm lệch là cách khắc phục hiệu quả nhất. Vậy quy trình chỉnh hàm lệch sẽ như thế nào?

Xem thêm
Bệnh viêm khớp thái dương hàm: Có thể tự khỏi không?

Bệnh viêm khớp thái dương hàm ảnh hưởng rất lớn đến khả năng ăn nhai. Tuy nhiên, tình trạng bệnh lý này có tự khỏi hay không?

Xem thêm
Biểu hiện của việc điều trị tủy răng thất bại

Điều trị tủy răng áp dụng cho sâu răng vào tủy, viêm nha chu và áp xe răng. Nhưng cũng có trường hợp điều trị tủy răng bị thất bại. 

Xem thêm
Trồng răng cửa cần thời gian bao lâu?

Khi bị mất răng cửa, việc trồng răng là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe răng miệng và đảm bảo tính thẩm mỹ của hàm răng.

Xem thêm

Đăng Ký Dịch Vụ





    Liên hệ trực tiếp với tư vấn viên & Bác Sĩ để được giải đáp thắc mắc nhanh nhất.