Tại sao không nên sử dụng tăm xỉa răng?

Tại sao không nên sử dụng tăm xỉa răng?

Các bác sĩ luôn khuyến cáo chúng ta sử dụng chỉ nha khoa thay vì tăm xỉa răng như truyền thống. Đối với nhiều người thường có thói quen sử dụng tăm xỉa răng, đây là thói quen khó bỏ và cũng là cách loại bỏ các mảnh vụn thức ăn trên kẽ răng từ thế hệ này qua thế hệ khác. Tuy nhiên, các chuyên gia luôn nhắc nhở chúng ta sử dụng chỉ nha khoa để thay thế cho tăm xỉa răng. Điều này không chỉ giúp loại bỏ hoàn toàn mảnh vụn trên kẽ răng mà còn bảo vệ nướu răng khỏe mạnh.

Tại sao không nên sử dụng tăm xỉa răng?

Nhiều người khó có thể từ bỏ tăm xỉa răng. Tuy nhiên, biết được những hệ lụy khi sử dụng chúng sẽ giúp phần nào chúng ta hiểu rõ hậu quả mà tăm xỉa răng gây ra cho sức khỏe răng miệng.

Tại sao không nên sử dụng tăm xỉa răng?

Gây mài mòn men răng

Khi sử dụng tăm xỉa răng, chúng ta thường chọc đầu tăm vào các kẽ răng để loại bỏ thức ăn thừa. Tuy nhiên, hành động này sẽ vô tình gây mòn răng và ảnh hưởng đến men răng.

Răng bị thưa

Nếu sử dụng tăm xỉa răng trong thời gian dài, sẽ khiến răng bị thưa, tạo ra lỗ hổng lớn giữa các chân răng. Lúc này, thức ăn thừa sẽ có cơ hội bám vào dễ dàng hơn và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây hại cho răng miệng.

Phá hủy nướu và chân răng

Sử dụng tăm xỉa răng thường xuyên sẽ dẫn đến tình trạng chảy máu răng do nướu và chân răng đã bị tổn thương. Lúc này, chân răng sẽ dần yếu đi, gây ra tình trạng ê buốt và đau nhức khó chịu. Ngoài ra, chảy máu răng thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến quá trình ăn uống và vệ sinh răng miệng. Khi chảy máu răng không được điều trị kịp thời, sẽ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng.

Tại sao không nên sử dụng tăm xỉa răng?

Làm tụt nướu răng

Sử dụng tăm xỉa răng không chỉ gây viêm nhiễm mà còn gây mài mòn cổ chân răng. Lâu dần sẽ xuất hiện tình trạng tụt nướu gây mất thẩm mỹ cho hàm răng và gây ra bệnh lý răng miệng.

📰 Xem thêm: Địa chỉ cấy ghép implant uy tín tại TP.Hồ Chí Minh!

Gây ra hôi miệng

Sử dụng tăm xỉa răng không thể loại bỏ hết các mảng bám thức ăn trong kẽ răng. Lúc này, răng miệng không được vệ sinh đúng cách sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến tình trạng hơi thở có mùi hôi khó chịu.

Tại sao không nên sử dụng tăm xỉa răng?

Chăm sóc răng miệng đúng cách

Khi thức ăn dính vào kẽ răng, chúng ta nên sử dụng chỉ nha khoa thay vì tăm xỉa răng. Ngoài ra, chúng ta có thể sử dụng nước súc miệng chứa lượng flour phù hợp và đánh răng với lực nhẹ nhàng để loại bỏ hoàn toàn các mảnh vụn thức ăn bám trên kẽ răng. Ngoài ra, chúng ta cần duy trì việc đánh răng 2 lần mỗi ngày, vệ sinh lưỡi và kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng/lần để bảo vệ sức khỏe răng miệng.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc liên quan đến tác hại của việc sử dụng tăm xỉa răng hay phương pháp cấy ghép Implant, hãy liên hệ với nha khoa San Dentist qua hotline, fanpage hoặc website để được nhân viên tư vấn, hỗ trợ và điều trị chuyên sâu.

NHA KHOA CHUYÊN SÂU RĂNG SỨ THẨM MỸ SAN DENTIST

An toàn đẹp mãi về sau

Bài viết hữu ích

Trồng răng cửa cần thời gian bao lâu?

Khi bị mất răng cửa, việc trồng răng là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe răng miệng và đảm bảo tính thẩm mỹ của hàm răng.

Xem thêm

Bọc răng sứ có hết hô không? Các lưu ý khi lựa chọn bọc răng sứ đối với răng hô

Mục lụcTại sao không nên sử dụng tăm xỉa răng?Gây mài mòn men răngRăng bị thưaPhá hủy nướu và chân răngLàm tụt nướu răngGây ra hôi miệngChăm sóc răng miệng đúng cách Răng hô là tình trạng thường gặp gây mất tự tin khi giao tiếp đối với nhiều người.

Xem thêm

Những ai thích hợp làm răng sứ 2 răng cửa?

Làm răng sứ 2 răng cửa là như thế nào? Những ai nên làm răng sứ 2 răng cửa? Bài viết dưới đây San Dentist sẽ cùng bạn tìm hiểu về vấn đề này.

Xem thêm

Cây bạc hà: Thần dược chăm sóc răng miệng!

Chăm sóc răng miệng là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe. Chúng ta có thể sử dụng cây bạc hà để chăm sóc răng miệng một cách hiệu quả.

Xem thêm

Bệnh viêm khớp thái dương hàm: Có thể tự khỏi không?

Bệnh viêm khớp thái dương hàm ảnh hưởng rất lớn đến khả năng ăn nhai. Tuy nhiên, tình trạng bệnh lý này có tự khỏi hay không?

Xem thêm

Răng sứ kim loại và răng toàn sứ khác nhau điểm nào?

Trên thị trường hiện nay có 2 loại răng sứ phổ biến là răng sứ kim loại và răng toàn sứ. Cùng San Dentist tìm hiểu sự khác biệt của hai loại này nhé!

Xem thêm

Đăng Ký Dịch Vụ





    Liên hệ trực tiếp với tư vấn viên & Bác Sĩ để được giải đáp thắc mắc nhanh nhất.
    Chat zalo
    Chat Facebook