Tại sao không được súc miệng bằng nước muối sau nhổ răng?

Tại sao không được súc miệng bằng nước muối sau nhổ răng?

Nước muối là một dung dịch có tính năng sát khuẩn rất tốt sau khi chải răng nhưng các bác sĩ lại thường dặn không được súc miệng bằng nước muối sau nhổ răng. Nguyên nhân là do đâu, cách chăm sóc răng sau nhổ là như thế nào?

Nhổ răng chỉ được thực hiện với những chiếc răng không còn thể giữ lại nữa, thường thì sau khi đã nhổ răng những lời dặn dò của các bác sĩ trong việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng rất là cần thiết, để giúp cho vết thương nhanh lành hơn, trong đó tiêu chí không súc miệng bằng nước muối sau nhổ răng rất quan trọng.

Các lợi ích của việc ngậm nước muối

Có thể thấy rằng thành phần chính cấu tạo nên muối là Natri Clorua được hấp thụ từ các phân tử nước để hạn chế được sự phát triển của các vi khuẩn có hại. Chính bởi vì khả năng ngăn ngừa vi khuẩn này của mình, nước muối thường mang rất nhiều lợi ích trong việc:

Bảo vệ sức khỏe răng miệng

Súc miệng bằng nước muối sẽ giúp răng miệng ngăn ngừa được vi khuẩn tấn công, phòng ngừa các bệnh lý về răng miệng như là sâu răng, viêm nướu và sưng nướu. Các bác sĩ nha khoa thường sẽ khuyến cáo nên súc miệng bằng nước muối thường xuyên để giúp giảm những nguy cơ các mắc bệnh răng miệng cũng như là đau họng, tuy nhiên không nên súc miệng bằng nước muối sau nhổ răng.

Giảm đau nhức những vết loét ở trong miệng

Nhiệt miệng với những vết thương hở thường sẽ gây ra cho chúng ta cảm giác khó chịu khi ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, việc chúng ta ngậm nước muối mỗi ngày sẽ giúp chúng thúc đẩy quá trình lành vết thương nhanh chóng hơn và giảm thiểu khó chịu xảy ra.

Điều trị việc hôi miệng

Trong dân gian, thường người ta sẽ sử dụng nước muối pha cùng với các nguyên liệu tự nhiên như là lá trầu, ổi, baking soda,… để giảm tình trạng hôi miệng, bởi vì tác dụng diệt khuẩn của muối sẽ giúp chúng đánh bay đi hết các mảng bám trên răng và kẽ răng. Súc miệng với nước muối thường xuyên từ 2 – 3 lần/ ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Giảm thiểu đau họng

Vào mùa đông hay mùa mưa thời tiết lạnh thường hay xuất hiện các tình trạng viêm họng cấp tính, mãn tính hay là viêm amidan. Việc các bác sĩ khuyên sử dụng nước muối sẽ giúp việc điều trị các triệu chứng bệnh đã kể trên ở giai đoạn đầu rất hiệu quả.

Tại sao không được súc miệng bằng nước muối sau nhổ răng?

Tại sao không được súc nước muối sau khi nhổ răng?

Có thể nói, việc các bạn  súc miệng bằng nước muối cũng là một cách trong những cách chăm sóc sức khỏe răng miệng rất tốt được nhiều người áp dụng từ xa xưa đến nay vì ở trong nước muối mang tính sát khuẩn cao, có thể loại bỏ đi được các mảng bám vi khuẩn, các chất cặn bã và khiến răng sạch hơn, tránh được các trường hợp viêm nhiễm.

Bên cạnh đó, nước muối còn có khả năng giúp cơ thể tuần hoàn máu tại chỗ, tập trung khá nhiều tế bào bạch cầu giúp tăng khả năng kháng khuẩn cao hơn.

Nhưng thực tế, đối với những trường hợp sau khi nhổ răng thì việc súc miệng bằng nước muối sau nhổ răng hoặc là bất kỳ dung dịch hóa chất nào đều được các bác sĩ khuyên bệnh nhân “KHÔNG ĐƯỢC” thực hiện do những chất này sẽ gây ra nhiều tác động ảnh hưởng đến vết thương.

Vì ở trong nước muối có tính sát khuẩn cao, chính vì điều này là nguyên nhân khiến nó làm chết hoặc là rửa trôi hết các tế bào mới vừa hình thành, khiến cho máu khó đông hơn sau khi nhổ và làm cho quá trình lành vết thương sẽ kéo dài hơn, do đó mọi người hãy nên lưu ý và cẩn thận hơn nhé!

Tại sao không được súc miệng bằng nước muối sau nhổ răng?

Xem thêm: Những cách giúp bạn giảm đau nhức sau khi nhổ răng khôn

Nhổ răng bao lâu thì có thể súc miệng bằng nước muối và cần lưu ý điều gì?

Sau khi đã nhổ răng, trong vòng 1 tuần đầu các bạn không nên ngậm hoặc súc miệng bằng nước muối sau nhổ răng. Thay vào đó, các bạn hãy nên sử dụng nước ấm để vệ sinh răng miệng hằng ngày.

Và các bạn cũng cần lưu ý thêm một vài vấn đề này, để hỗ trợ lành thương nhanh hơn:

  • Cắn chặt miếng bông gòn trong vòng 30 phút sau khi các bạn vừa nhổ răng
  • Không được khạc nhổ cũng như súc miệng nhiều
  • Không được tự ý lấy thuốc để cầm máu đặt ở phía ổ răng mới nhổ mà không có bất cứ sự cho phép nào của bác sĩ
  • Không được dùng tay, lưỡi hoặc bất kỳ vật nhọn gì khác động chạm vào vị trí mới nhổ răng
  • Không được sử dụng nước súc miệng bằng nước muối sau nhổ răng
  • Uống thuốc theo đơn thuốc đã kê của bác sĩ

Tại sao không được súc miệng bằng nước muối sau nhổ răng?

Hy vọng rằng, bài viết trên sẽ giúp giải đáp thắc mắc tại sao không được súc miệng bằng nước muối sau nhổ răng, nếu bạn đang tìm kiếm cho mình một nha khoa uy tín và chất lượng để nhổ răng số 8 cũng như để sử dụng những phương pháp khác thì đừng ngần ngại hãy liên hệ San Dentist chúng tôi ngay nhé! 

NHA KHOA THẨM MỸ SAN DENTIST

Địa chỉ: Số 5 Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Hotline: 0342 28 28 28

Email: lienhe@sandentist.vn

Website: www.sandentist.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/sandentistvn

Bài viết hữu ích

Có nên làm răng sứ thẩm mỹ không? – Giải đáp từ chuyên gia

Phủ sứ đang là xu hướng thẩm mỹ răng rất được ưa chuộng hiện nay. Ngay từ khi ra đời đã nhận được những lời khen “có cánh” từ phía khách hàng và bác sĩ nha khoa như: Màu sắc răng đẹp tự nhiên, form dáng hoàn hảo, không mài

Xem thêm
3 vấn đề răng miệng ở người già

Người cao tuổi thường gặp các vấn đề liên quan đến sức khỏe răng miệng như khô miệng, mất răng và viêm nướu răng. 

Xem thêm
Bí quyết điều trị hôi miệng bằng mật ong

Điều trị hôi miệng bằng mật ong sẽ quen thuộc với nhiều người, vậy bí quyết khắc phục hơi thở có mùi bằng nguyên liệu này có hiệu quả không? 

Xem thêm
Phương pháp tẩy trắng răng nào được ưu chuộng nhất?

Tẩy trắng răng là phương pháp thẩm mỹ giúp làm trắng, đều màu hàm răng. Vậy phương pháp tẩy trắng răng nào được ưu chuộng nhất hiện nay. 

Xem thêm
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng răng sứ bị xỉn màu

Muốn giữ được hiệu quả của răng sứ, bạn cần phải nắm rõ các nguyên nhân khiến cho răng sứ bị xỉn màu, ố vàng làm giảm tính thẩm mỹ của răng.

Xem thêm
Điều trị viêm nướu theo từng giai đoạn 

Viêm nướu là tình trạng nướu phản ứng viêm, đây là một bệnh lý răng miệng phổ biến. Vậy điều trị viêm nướu như thế nào? 

Xem thêm

Đăng Ký Dịch Vụ





    Liên hệ trực tiếp với tư vấn viên & Bác Sĩ để được giải đáp thắc mắc nhanh nhất.