9 bài tập “giải cứu” khi bị viêm khớp thái dương hàm

9 bài tập "giải cứu" khi bị viêm khớp thái dương hàm

Người bệnh viêm khớp thái dương hàm khi điều trị bằng phương pháp y tế nên kết hợp với các bài tập vận động khớp thái dương hàm để thúc đẩy nhanh quá trình điều trị.

9 bài tập "giải cứu" khi bị viêm khớp thái dương hàm

Các bài tập hỗ trợ điều trị viêm khớp thái dương hàm bao gồm:

Bài tập thư giãn hàm

Người bệnh cần đặt đầu lưỡi lên vòm họng phía sau của hàm trên. Sau đó, nhẹ nhàng mở miệng trong khi cơ hàm thư giãn và đầu lưỡi vẫn giữ vị trí chạm mặt trong răng cửa của hàm trên. Bài tập này nên được thực hiện 6 lần trong mỗi lần tập, và nên lặp lại ít nhất 6 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả.

Bài tập mở miệng một phần

Người bệnh hãy đặt lưỡi lên vòm họng, song song đó đặt một ngón tay ở trước tai tại vị trí khớp thái dương hàm. Trong khi đó, người bệnh đặt ngón giữa hoặc ngón trỏ lên cằm. Sau đó, người bệnh há miệng và ngậm miệng lại. Trong lúc này, người bệnh sẽ cảm nhận có một lực cản trở nhẹ trong khi há miệng, tuy nhiên tình trạng này không gây đau nhức.

9 bài tập "giải cứu" khi bị viêm khớp thái dương hàm

Người bệnh có thể thực hiện bài tập khác nhưng tác dụng cũng như vậy. Bằng cách sử dụng một ngón tay đặt lên khớp thái dương hàm trong lúc mở và đóng miệng. Người bệnh cần thực hiện động tác này 6 lần trong mỗi bài tập và thực hiện bài tập ít nhất 6 lần mỗi ngày.

Bài tập mở miệng toàn phần

Đối với bài tập này, người bệnh cần giữ đầu lưỡi đặt lên vòm họng phía sau răng cửa của hàm trên. Đặt một ngón tay lên khớp thái dương và ngón tay khác lên cằm. Sau đó, người bệnh há miệng hết mức và ngậm lại. Mặc khác, người bệnh có thể thực hiện đặt ngón tay lên khớp thái dương hàm khi há miệng hết mức. Người bệnh cần thực hiện động tác này 6 lần trong mỗi bài tập và thực hiện bài tập này 6 lần mỗi ngày.

9 bài tập "giải cứu" khi bị viêm khớp thái dương hàm

Bài tập lùi hàm, tạo cằm đôi

Để thực hiện bài tập này, người bị viêm khớp thái dương hàm cần đứng thẳng người, đưa hai vai ra phía sau và ngực ưỡn ra. Đồng thời, người bệnh đưa cằm lùi vào trong, điều này giúp tạo cằm đôi. Người bệnh cần giữ tư thế này trong khoảng 3 giây và thực hiện động tác này khoảng 6 lần trong mỗi bài tập và thực hiện bài tập ít nhất 6 lần mỗi ngày.

Bài tập há miệng với lực cản

Người bệnh đặt ngón tay cái dưới cằm, há miệng từ từ và đẩy ngón tay cái dần dần lên để tạo sức cản, nên giữ tư thế này khoảng 3 – 6 giây và sau đó đóng miệng lại từ từ. Người bệnh cũng nên thực hiện động tác này 6 lần trong mỗi bài tập và thực hiện bài tập ít nhất 6 lần mỗi ngày.

Bài tập khép miệng với lực cản

Người bệnh dùng ngón tay cái và ngón trỏ nắm giữ vùng cằm, vừa nắm vừa khép miệng lại để tạo một lực cản khi ngậm miệng lại. Động tác này giúp các cơ nhai hoạt động hiệu quả và đảm bảo sức khỏe tốt. Người bệnh cũng cần thực hiện động tác này 6 lần trong mỗi bài tập và thực hiện bài tập 6 lần mỗi ngày.

Bài tập đưa lưỡi lên

Người bệnh đặt đầu lưỡi lên vòm họng, ở phía sau răng cửa trên, sau đó thực hiện động tác đóng và mở miệng từ từ. Người bệnh cần thực hiện động tác này 6 lần trong mỗi bài tập và thực hiện bài tập này 6 lần mỗi ngày.

9 bài tập "giải cứu" khi bị viêm khớp thái dương hàm

Bài tập chuyển động hai bên hàm

Người bệnh đặt một vật cắn có bề dày khoảng 1 cm giữa răng cửa của hai hàm, sau đó đưa hàm từ từ qua hai bên. Khi động tác này thực hiện dễ dàng hơn, người bệnh có thể thay đổi vật cắn có độ dày lớn hơn để đạt hiệu quả nhanh chóng hơn. Người bệnh viêm khớp thái dương hàm cần thực hiện động tác này 6 lần trong mỗi bài tập và thực hiện bài tập này ít nhất 6 lần mỗi ngày.

Bài tập chuyển động đẩy hàm về phía trước

Đối với bài tập này, người bệnh đặt vật cắn có bề dày khoảng 1 cm giữa răng cửa của hai hàm răng, sau đó đưa hàm dưới ra trước sao cho hàm dưới lệch ra trước so với hàm trên. Ngoài ra, khi động tác này trở nên thành thạo hơn, người bệnh có thể thay đổi vật cắn có độ dày lớn hơn. Người bệnh cần thực hiện động tác này 6 lần trong mỗi bài tập và thực hiện bài tập này ít nhất 6 lần mỗi ngày.

9 bài tập "giải cứu" khi bị viêm khớp thái dương hàm

Bài viết trên nhằm tổng hợp các bài tập vận động khi gặp tình trạng viêm khớp thái dương hàm. Hi vọng bài viết có thể giúp người bệnh cải thiện tình trạng này và mang lại hiệu quả cao cũng như đơn giản hóa quá trình sinh hoạt hàng ngày.

Nếu bạn đang gặp vấn đề về viêm khớp thái dương hàm hoặc gặp khó khăn trong việc chăm sóc răng miệng, vui lòng liên hệ với nha khoa San Dentist qua website, fanpage hoặc hotline để được hỗ trợ bạn kịp thời.

NHA KHOA CHUYÊN SÂU RĂNG SỨ THẨM MỸ SAN DENTIST

An toàn đẹp mãi về sau

Bài viết hữu ích

Viêm khớp thái dương hàm: Căn bệnh khiến Kasim Hoàng Vũ “méo mặt”

Mới đây ca sĩ Kasim Hoàng Vũ đã xuất hiện với khuôn mặt biến dạng, tình trạng này có thể do bệnh viêm khớp thái dương hàm gây ra.

Xem thêm

Quy trình mài răng lấy tủy trong phương pháp bọc răng sứ

Trong quy trình bọc sứ cho răng thường có các bước mài răng lấy tuỷ, tuy nhiên có phải với tất cả các trường hợp đều áp dụng hay không?

Xem thêm

Dán răng sứ veneer có đau không?

Dán răng sứ veneer là phương pháp thẩm mỹ nha khoa được rất nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn hiện nay. Cùng San Dentist tìm hiểu nhé!

Xem thêm

Đằng sau những hệ lụy khôn lường của bọc răng sứ giá rẻ

Mục lụcBài tập thư giãn hàmBài tập mở miệng một phầnBài tập mở miệng toàn phầnBài tập lùi hàm, tạo cằm đôiBài tập há miệng với lực cảnBài tập khép miệng với lực cảnBài tập đưa lưỡi lênBài tập chuyển động hai bên hàmBài tập chuyển động đẩy hàm về

Xem thêm

Bao nhiêu tuổi sẽ xuất hiện cao răng?

Cao răng được hình thành từ những mảng bám thức ăn và vi khuẩn trong khoang miệng. Vậy bao nhiêu tuổi sẽ xuất hiện cao răng?

Xem thêm

Trung tâm nha khoa uy tín, chất lượng – San Dentist

Nha khoa San Dentist là một trong những trung tâm nha khoa uy tín, được khách hàng biết đến nhiều hơn tại khu vực TP.HCM.

Xem thêm

Đăng Ký Dịch Vụ





    Liên hệ trực tiếp với tư vấn viên & Bác Sĩ để được giải đáp thắc mắc nhanh nhất.
    Chat zalo
    Chat Facebook