Phương pháp trám răng Inlay/Onlay là gì?

Phương pháp trám răng Inlay/Onlay là gì?

Trám răng Inlay/Onlay là phương pháp phục hình răng bị sứt mẻ mà không cần mão răng, giúp cải thiện chức năng và thẩm mỹ hàm răng.

Phương pháp trám răng Inlay/Onlay là gì?

Inlay/Onlay là phương pháp phục hình răng bị sâu, răng sứt mẻ mà không cần mão răng. Phương pháp này giúp khôi phục khả năng ăn nhai và tính thẩm mỹ cho hàm răng. Vật liệu của miếng trám Inlay/Onlay được làm từ sứ, kim loại hoặc composite. Trong đó, chất liệu sứ được sử dụng phổ biến nhất do màu sắc tự nhiên và đảm bảo tính thẩm mỹ.

Trám răng Inlay thường được áp dụng cho những trường hợp răng vỡ, răng sứt mẻ vừa phải, tình trạng này chưa ảnh hưởng đến múi răng. Miếng trám sẽ nằm gọn trong răng và không bao phủ múi răng. Trám răng Onlay được áp dụng cho những trường hợp răng bị sâu, răng sứt mẻ lớn và múi răng bị tổn thương. Miếng trám nằm bên ngoài răng và bao phủ lên múi răng.

Phương pháp trám răng Inlay/Onlay là gì?

Những điều cần biết về trám răng Inlay/Onlay

Lợi ích của việc trám răng Inlay/Onlay

  • Trám răng Inlay/Onlay cần mài mô răng ở mức tối thiểu, phù hợp với những trường hợp răng sâu nhẹ và tình trạng tổn thương răng chưa lan rộng.
  • Miếng trám bằng sứ được sản xuất với công nghệ hiện đại, mang lại màu sắc tự nhiên và không bị ngả màu theo thời gian sử dụng.
  • Miếng trám có độ cứng và bám chặt ở bề mặt răng, điều này mang lại kết quả lâu dài cho người sử dụng.
  • Trám răng Inlay/Onlay giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng.
  • Phương pháp này có chi phí rẻ hơn so với làm răng sứ.
  • Quá trình điều trị đơn giản chỉ với 2 lần thăm khám, mỗi lần khoảng 30-45 phút.

Phương pháp trám răng Inlay/Onlay là gì?

Khi nào cần trám răng Inlay/Onlay?

Trám răng Inlay/Onlay là sự lựa chọn cho những trường hợp răng bị sâu, sứt mẻ một phần do va đập, mài mòn, ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai và thẩm mỹ cho hàm răng. Phương pháp trám răng Inlay/Onlay giúp khắc phục các nhược điểm của miếng dán composite hay amalgam như kẽ hở giữa miếng trám và mô răng, miếng trám ngả màu, mất sự tự nhiên và không khít với các răng xung quanh.

Phương pháp trám răng Inlay/Onlay là gì?

Quá trình thực hiện phương pháp trám Inlay/Onlay

Quá trình trám răng được thực hiện theo 4 bước sau đây:

  • Vệ sinh mô răng tổn thương bằng dụng cụ nha khoa chuyên dụng.
  • Lấy dấu răng.
  • Thiết kế miếng trám Inlay/Onlay theo kích thước xoang răng của người bệnh.
  • Tiến hành gắn miếng trám vào xoang răng và cố định bằng xi măng nha khoa.

Ngoài ra, người bệnh cần chú ý vệ sinh răng miệng cẩn thận để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây sâu răng hay tránh làm nứt miếng trám. Bên cạnh đó, người sau khi trám răng cần tránh thực phẩm quá cứng, kiểm tra răng miệng định kỳ và phát hiện sớm sai sót nếu có.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc liên quan đến phương pháp trám răng Inlay/Onlay hay cấy ghép Implant, hãy liên hệ với nha khoa San Dentist qua hotline hoặc fanpage để được tư vấn và hỗ trợ.

NHA KHOA CHUYÊN SÂU RĂNG SỨ THẨM MỸ SAN DENTIST

An toàn đẹp mãi về sau

Bài viết hữu ích

Cắt lợi có đau không? Thời gian phục hồi sau cắt lợi là bao lâu?

Phương pháp cắt lợi có đau không và thời gian phục hồi là bao lâu? Đây là vấn đề mà nhiều người muốn tìm hiểu trước khi thực hiện.

Xem thêm
Răng sứ Lava Plus là gì? Những ưu điểm của loại răng sứ này?

Răng sứ Lava Plus là loại răng sứ cao cấp nhất hiện nay và được nhiều bác sĩ nha khoa khuyên dùng bởi ưu điểm mà dòng răng sứ này mang lại.

Xem thêm
Cảm giác sau khi bọc răng sứ bạn có thể gặp phải

Bọc sứ trải qua nhiều quá trình như mài răng, tác động ảnh hưởng trực tiếp lên răng thật. Cảm giác sau khi bọc răng sứ sẽ diễn ra như thế nào?

Xem thêm
Dán răng sứ Veneer không mài răng có phải sự thật?

Mục lụcPhương pháp trám răng Inlay/Onlay là gì?Những điều cần biết về trám răng Inlay/OnlayLợi ích của việc trám răng Inlay/OnlayKhi nào cần trám răng Inlay/Onlay?Quá trình thực hiện phương pháp trám Inlay/Onlay Rất nhiều người muốn thực hiện dán răng sứ Veneer để có được nụ cười hoàn hảo,

Xem thêm
Cách khắc phục tình trạng chảy máu khi phủ răng sứ

Phủ răng sứ sẽ đảm bảo an toàn cho răng miệng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, có thể xảy ra hiện tượng chảy máu khi phủ răng sứ.

Xem thêm
Cao răng quá nhiều phải làm sao? Nên giữ hay loại bỏ?

Cao răng là những mảng bám trên răng được hình thành do chăm sóc răng miệng không đúng cách. Vậy cao răng quá nhiều có tác hại gì?

Xem thêm

Đăng Ký Dịch Vụ





    Liên hệ trực tiếp với tư vấn viên & Bác Sĩ để được giải đáp thắc mắc nhanh nhất.