Lồi xương hàm dưới có gây nguy hiểm không?

Lồi xương hàm dưới có gây nguy hiểm không?

Lồi xương hàm dưới khi trong miệng xuất hiện khối cứng phát triển chậm bên dưới niêm mạc miệng, tình trạng này không gây đau nhức.

Lồi xương hàm dưới là gì? Bệnh lý này có gây nguy hiểm cho sức khoẻ răng miệng hay không? Hãy cùng nha khoa San Dentist tìm hiểu về tình trạng lồi xương hàm dưới có gây nguy hiểm hay không nhé!

Lồi xương hàm dưới là gì?

Lồi xương hàm là tình trạng lồi xương, các khối xương lồi ra có hình tròn, nhẵn, xuất hiện ở hai hàm dưới, trên hoặc cả hai. Tình trạng lồi xương hàm không phải là những khối u, chúng phát triển rất chậm và lành tính.

Lồi xương hàm dưới thường gặp ở phía sau vùng răng nanh và răng cối. Chúng trải qua quá trình phát triển từ từ, chỉ khi đến kích thước nhất định mới gây sự chú ý. Tình trạng lồi xương hàm dưới đạt đến một kích thước nhất định sẽ ngưng lại và không lớn thêm nữa.

Lồi xương hàm dưới có gây nguy hiểm không?

Lồi xương hàm dưới có biểu hiện gì?

Lồi xương hàm dưới không khó nhận biết, chúng thường có vị trí và hình dạng đặc trưng như:

  • Khối xương lồi xuất hiện phía sau răng nanh và răng cối.
  • Khối cứng hơi tròn được niem mạc miệng bao bọc, nhìn và sờ vào thấy nhẵn.
  • Không có cảm giác đau nhức.

Lồi xương hàm có thể gây một số bất tiện do kích thước và hình dạng như:

  • Khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng, hôi miệng và sâu răng.
  • Ảnh hưởng đến phát âm nếu khối xương lồi có kích thước lớn.
  • Lệch hàm giả, va chạm thường xuyên.
  • Nhiệt miệng thường xuyên.

Lồi xương hàm dưới có gây nguy hiểm không?

Lồi xương hàm có phải điều trị không?

Người bệnh không cần điều trị tình trạng lồi xương hàm dưới nếu chúng không ảnh hưởng đến sinh hoạt và đời sống như:

  • Khối xương hàm lồi ra có kích thước quá lớn gây vướng víu khó chịu.
  • Gây khó khăn khi nói chuyện.
  • Gây khó khăn trong việc ăn uống, nhai và nuốt thức ăn.
  • Thức ăn dễ mắc kẹt vào củ xương, gây hôi miệng, sâu răng.
  • Không sử dụng được hàm giả, răng giả.

Điều trị tình trạng này bằng cách phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ củ xương lồi. Tuy nhiên, người bệnh cần lựa chon cơ sở nha khoa uy tín và chất lượng để đảm bảo an toàn và mang lại kết quả như mong muốn.

Lồi xương hàm dưới có gây nguy hiểm không?

Người bệnh có cần đi khám khi bị lồi xương hàm?

Khi bị lồi xương hàm dưới, người bệnh cần đến nha khoa để kiểm tra và phát hiện các triệu chứng bất thường. Người bệnh nhất định phải đi khám khi gặp những triệu chứng sau:

  • Đau nhức và sưng tấy.
  • Kích thước thay đổi nhanh chóng.
  • Màu sắc không được bình thường.
  • Các vết loét không lành.
  • Khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc liên quan đến tình trạng lồi xương hàm dưới hay phương pháp cấy ghép Implant, hãy liên hệ với nha khoa San Dentist qua hotline hoặc fanpage để được tư vấn và hỗ trợ.

NHA KHOA CHUYÊN SÂU RĂNG SỨ THẨM MỸ SAN DENTIST

An toàn đẹp mãi về sau

Bài viết hữu ích

Bỏ túi những cách giảm đau khi mọc răng khôn hiệu quả

Bạn đang tìm hiểu những cách giảm đau khi mọc răng khôn hiệu quả? San Dentist sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn trong bài viết này.

Xem thêm
Cấy ghép răng implant có đau không?

Mục lụcLồi xương hàm dưới là gì?Lồi xương hàm dưới có biểu hiện gì?Lồi xương hàm có phải điều trị không?Người bệnh có cần đi khám khi bị lồi xương hàm? Cấy ghép răng implant có đau không là lo lắng chung của rất nhiều khách hàng khi tìm hiểu

Xem thêm
Không trồng răng sau nhổ răng có được không?

Nhổ răng là phương pháp nha khoa loại bỏ chân răng khỏi cung hàm. Vậy sau nhổ răng không trồng răng giả có gây nguy hiểm không?

Xem thêm
Mài răng cửa cần lưu ý những gì?

Mài răng cửa là phương pháp điều chỉnh độ dày và độ dài của răng. Vậy người bệnh cần lưu ý những gì khi thực hiện mài răng cửa? 

Xem thêm
Chi phí làm răng sứ rẻ nhất khoảng bao nhiêu?

Trồng răng Implant là phương pháp phục hình răng đã mất hiệu quả, nhưng bạn có biết chi phí làm răng sứ khoảng bao nhiêu không?

Xem thêm
Hôi miệng có dễ dàng điều trị hay không?

Hôi miệng không phải là bệnh lý nha khoa nguy hiểm, nhưng lại ảnh hưởng đến sự tự tin trong giao tiếp của người bệnh. 

Xem thêm

Đăng Ký Dịch Vụ





    Liên hệ trực tiếp với tư vấn viên & Bác Sĩ để được giải đáp thắc mắc nhanh nhất.