Những điều cần lưu ý về vôi hóa tuyến nước bọt

Những điều cần lưu ý về vôi hóa tuyến nước bọt

Vôi hóa tuyến nước bọt là bệnh lý thường gặp ở giai đoạn trưởng thành. Dưới đây là những điều cần lưu ý về bệnh vôi hóa tuyến nước bọt.

Vôi hóa tuyến nước bọt là gì?

Vôi hóa tuyến nước bọt hay còn được gọi là sỏi tuyến nước bọt, là một bệnh lý xảy ra khi canxi tích tụ xung quanh khối viêm thuộc tuyến nước bọt. Hiện tượng này không được điều trị kịp thời sẽ hình thành sỏi. Viên sỏi chiếm hầu hết không gian của tuyến nước bọt gây kích và sưng phồng tuyến nước bọt.

Viên sỏi càng lớn sẽ gây bít tuyến nước bọt, làm cho nước bọt khó tiết ra và gây đau nhức khó chịu cho người bệnh. Theo các chuyên gia, khoảng 80% người bệnh vôi hóa tuyến nước bọt ở dưới hàm và một phần ở tuyến mang tai.

Những điều cần lưu ý về vôi hóa tuyến nước bọt

Vôi hóa tuyến nước bọt do đâu?

Vôi hóa tuyến nước bọt có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau. Có người cho rằng nguyên nhân do các thành phần trong dịch tuyến đã bị rối loạn chuyển hóa, dẫn đến độ nhầy của dịch tuyến tăng cao và các tinh thể canxi bị lắng đọng trong thời gian dài ở tuyến nước bọt và hình thành sỏi.

Ngoài ra, vôi hóa tuyến nước bọt còn có thể do mất nước làm độ đặc của dịch tuyến tăng lên, tạo điều kiện cho canxi dễ tích tụ thành sỏi, cơ thể không hấp thu đủ chất dinh dưỡng, mắc bệnh lý ở túi mật hoặc viêm tuyến nước bọt, sử dụng các loại thuốc điều trị trong thời gian dài hoặc thói quen hút thuốc lá.

Những điều cần lưu ý về vôi hóa tuyến nước bọt

Vôi hóa tuyến nước bọt có gây nguy hiểm không?

Vôi hóa tuyến nước bọt dẫn đến hình thành viên sỏi có kích thước lớn gây cản trở cho nước bọt tiết ra, ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa thức ăn và có thể gây các bệnh lý liên quan đến dạ dày. Ngoài ra, vôi hóa tuyến nước bọt có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm tuyến hàm dưới, viêm vùng sàn miệng và liệt mặt.

Viêm tuyến hàm dưới

Người bệnh gặp tình trạng vôi hóa tuyến nước bọt và hình thành các viên sỏi lớn sẽ gây ma sát vào lớp lót trong tuyến, từ đó sẽ xuất hiện tình trạng viêm tuyến hàm dưới. Người bệnh sẽ gặp tình trạng đau nhức dữ dội ở vùng dưới hàm, kèm theo đó là các triệu chứng như sốt, nóng đỏ da, nuốt thấy vướng víu và có mủ.

Những điều cần lưu ý về vôi hóa tuyến nước bọt

Viêm vùng sàn miệng

Vùng sàn miệng là nơi dễ bị tổn thương do bệnh vôi hóa tuyến nước bọt. Bệnh này sẽ gây ra tình trạng đau nhức khó chịu tại khu vực bị ảnh hưởng và người bệnh sẽ gặp khó khăn trong quá trình ăn uống và sinh hoạt hàng ngày.

Liệt mặt

Liệt mặt là một biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh lý vôi hóa tuyến nước bọt. Người bệnh sẽ gặp tình trạng viêm, áp xe và các dây thần kinh trên mặt cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Người bệnh sẽ gặp khó khăn trong các hoạt động cơ mặt.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc liên quan đến tình trạng vôi hóa tuyến nước bọt hay phương pháp cấy ghép Implant, hãy liên hệ với nha khoa San Dentist qua hotline hoặc fanpage để được tư vấn và hỗ trợ. Ngoài ra, bạn có thể truy cập vào trang web để cập nhật thêm nhiều kiến thức nha khoa hữu ích nhé!

NHA KHOA CHUYÊN SÂU RĂNG SỨ THẨM MỸ SAN DENTIST

An toàn đẹp mãi về sau

Bài viết hữu ích

Ăn gì, vệ sinh ra sao để ngăn cao răng tái phát?

Cao răng (vôi răng) là tình trạng phổ biến và cần được loại bỏ định kỳ. Tuy nhiên, nên ăn gì, vệ sinh ra sao để cao răng không tái phát liên tục?

Xem thêm

Độ cứng các loại răng sứ so với răng thật

Răng sứ là gì? Độ cứng các loại răng sứ hiện nay. Hãy theo dõi nha khoa San Dentist để biết thêm thông tin nhé !

Xem thêm

Phủ răng sứ có phải nhổ răng hay không?

Phủ sứ thẩm mỹ giúp khắc phục các khiếm khuyết về hàm răng như răng mọc lệch, răng khấp khểnh. Vậy phủ răng sứ có nhổ răng hay không?

Xem thêm

Làm răng trả góp 0% lãi suất tại nha khoa San Dentist

Làm răng trả góp đang là dịch vụ phổ biến tại các nha khoa trên thị trường hiện nay. Hãy cùng San Dentist tìm hiểu chi tiết hơn về dịch vụ này nhé!

Xem thêm

Tìm hiểu về phương pháp cấy ghép Implant All On 6

Trồng răng Iplant All On 6 là một sự lựa chọn hoàn hảo cho trường hợp mất răng toàn hàm hàm trên, hoặc hàm dưới nhưng xương hàm quá yếu.

Xem thêm

Nhổ 4 răng khôn có sao không? Nhổ 4 răng khôn cùng lúc cần lưu ý gì?

Nhổ 4 răng khôn có sao không? Có những lưu ý nào bạn cần quan tâm sau khi nhổ răng khôn? Hãy đọc ngay bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Đăng Ký Dịch Vụ





    Liên hệ trực tiếp với tư vấn viên & Bác Sĩ để được giải đáp thắc mắc nhanh nhất.
    Chat zalo
    Chat Facebook