Những điều cần biết về tình trạng răng bị đen

Những điều cần biết về tình trạng răng bị đen

Răng bị đen là dấu hiệu sâu răng hoặc các vấn đề răng miệng cần được giải quyết. Sau đây là những lưu ý về tình trạng răng bị đen.

Răng có màu trắng tự nhiên do lượng canxi ở lớp ngoài cùng, đó được gọi là lớp men răng. Theo thời gian, các yếu tố gây hại sẽ tích tụ và làm cho răng chuyển màu. Hãy cùng nha khoa San Dentist tìm hiểu về tình trạng răng bị đen và cách ngăn ngừa nhé!

Những điều cần biết về tình trạng răng bị đen

Răng bị đen do đâu?

Theo các chuyên gia, răng bị đen có thể xuất phát từ bên ngoài và bên trong cơ thể.

Nguyên nhân bên ngoài

  • Tổn thương men răng.
  • Răng xuất hiện vết ố vàng.
  • Cao răng tích tụ.
  • Sử dụng thuốc lá.
  • Sử dụng một số thuốc điều trị như sắt bổ sung dạng lỏng.
  • Sử dụng một số loại nước súc miệng và kem đánh răng hại men răng.
  • Sử dụng phương pháp trám răng chứa sulfide.
  • Thói quen ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh.

Nguyên nhân bên trong

Tình trạng răng bị đen có thể do tổn thương từ bên trong. Trường hợp có thể do sâu răng, nhiễm trùng tủy hoặc răng chết tủy. Những tổn thương từ bên trong và lan dần ra bề mặt răng. Nếu người bệnh không điều trị kịp thời sẽ khiến màu đen trên răng lan toàn bộ răng.

Những điều cần biết về tình trạng răng bị đen

Răng bị đen xuất hiện triệu chứng gì?

Răng không thay đổi từ màu trắng sang màu đen mà người bệnh có thể thấy dấu hiệu khác thường trước khi gặp tình trạng răng bị đen. Trong một số trường hợp, dấu chấm nâu hoặc xám xuất hiện trên răng và chuyển sang màu đen. Có những trường hợp, răng xuất hiện chấm nhỏ màu đen nằm gần nướu. Ngoài ra, người bệnh có thể thấy màu đen ở bên ngoài răng hàm hoặc bên trong răng cửa do cao răng xuất hiện nhiều. Cao răng sẽ tiếp tục tạo nên các vết bẩn nếu không được loại bỏ hoàn toàn.

Răng bị đen điều trị như thế nào?

Người bệnh không thể điều trị tình trạng răng bị đen tại nhà mà cần đến nha khoa để mang lại hiệu quả. Tại nha khoa, người bệnh sẽ được bác sĩ kiểm tra và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Trong trường hợp răng đen do cao răng, bác sĩ sẽ loại bỏ vôi răng bằng dụng cụ nha khoa để phá vỡ các vết bẩn và mang lại hàm răng trắng sáng hơn. Trường hợp răng bị đen do sâu răng, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp loại bỏ phần răng bị sâu và đóng lỗ sâu bằng cách trám răng.

Những điều cần biết về tình trạng răng bị đen

Phòng ngừa răng bị đen như thế nào?

Theo các chuyên gia, người bệnh có thể ngăn ngừa tình trạng răng bị đen bằng cách chăm sóc răng miệng phù hợp như:

  • Tránh ăn thực phẩm nhiều đường.
  • Kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng/lần.
  • Đánh răng 2-3 lần mỗi ngày bằng bàn chải có lông mềm và kem đánh răng có chứa fluor.
  • Sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại vỏ mảng bám.
  • Hạn chế tiêu thụ coca, cà phê, trà đen, thuốc lá và rượu vang đỏ.

Xây dựng thói quen chăm sóc răng miệng tốt sẽ giúp người bệnh ngăn chặn các nguyên nhân khiến răng đen. Tuy nhiên, khi gặp tình trạng răng bị đen, người bệnh cần đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra và điều trị kịp thời. Ngoài ra, người bệnh cần lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín và chất lượng để điều trị răng bị đen hiệu quả.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc liên quan đến tình trạng răng bị đen hay phương pháp cấy ghép Implant, hãy liên hệ với nha khoa San Dentist qua hotline hoặc fanpage để được tư vấn và hỗ trợ.

NHA KHOA CHUYÊN SÂU RĂNG SỨ THẨM MỸ SAN DENTIST

An toàn đẹp mãi về sau

Bài viết hữu ích

Bà Sáu Thia và hành trình “tìm lại nụ cười” cùng San Dentist

Cảm ơn Bà Sáu Thia vì những điều phi thường dành cho ngàn trẻ nhỏ, cảm ơn bà vì đã cho San Dentist cơ hội được đồng hành - tri ân - giúp đỡ!

Xem thêm
Răng sứ có bền không? Tuổi thọ của răng sứ là bao nhiêu năm?

Độ bền răng sứ không phải loại nào cũng như nhau. Có loại chỉ 5 năm nhưng có loại đến 20 năm, thậm chí là trọn đời. Vậy nên chọn loại nào?

Xem thêm
Chảy máu khi nhiệt miệng có nguy hiểm không?

Nguyên nhân phổ biến của tình trạng nhiệt miệng là do sự phát triển của vi khuẩn tấn công vào khoang miệng, gây ra viêm nhiễm và lở loét.

Xem thêm
Nên làm gì khi bị chảy máu lưỡi?

Chảy máu lưỡi không do chấn thương có thể là dấu hiệu cảnh báo các nguy cơ tiềm ẩn như viêm nhiễm, loét miệng và ung thư lưỡi.

Xem thêm
Nên dán sứ hay bọc sứ? Loại nào tốt hơn cho răng?

Mục lụcRăng bị đen do đâu?Nguyên nhân bên ngoàiNguyên nhân bên trongRăng bị đen xuất hiện triệu chứng gì?Răng bị đen điều trị như thế nào?Phòng ngừa răng bị đen như thế nào? Việc sở hữu một hàm răng trắng sáng và đều đặn là ước muốn của mọi người.

Xem thêm
Làm răng có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Quá trình mang thai là giai đoạn cơ thể phụ nữ thay đổi nhiều nhất vì hormone thay đổi liên tục cộng thêm những xáo trộn thói quen sinh hoạt.

Xem thêm

Đăng Ký Dịch Vụ





    Liên hệ trực tiếp với tư vấn viên & Bác Sĩ để được giải đáp thắc mắc nhanh nhất.