Răng khôn luôn là nỗi “ám ảnh” đối với rất nhiều người. Bởi vì chúng không chỉ gây đau nhức, sưng nướu, khó ăn uống mà mang đến rất nhiều vấn đề như sốt, co cứng hàm, làm xô lệch cả hàm, sâu răng, đâm thủng chân (thân) răng số 7,… Vậy có nên nhổ răng khôn?
Thế nào là răng khôn? Dấu hiệu nhận biết sự xuất hiện của răng khôn
Răng khôn là gì?
Hàm răng của một người trưởng thành sẽ có 32 chiếc răng, bao gồm: 8 răng cửa, 4 răng nanh, 8 răng hàm trước, 8 răng hàm sau và 4 răng khôn. Trong đó, răng khôn hay còn gọi là răng số 8, mọc sau cùng, nằm sát vách hàm và nằm cạnh răng số 7. Thực tế, răng khôn không có chức năng ăn nhai hay chức năng thẩm mỹ.
Răng khôn mọc ở độ tuổi trưởng thành từ 17 – 25 tuổi, lúc này bề mặt nướu dày hơn, xương hàm đã phát triển ổn định và cứng hơn trước. Đồng thời, răng số 8 có diện tích lớn cùng hình dáng khá phức tạp và một số trường hợp vòm miệng không đủ chỗ để chúng mọc bình thường, dẫn đến mọc lệch, chen chỗ các răng khác.
Chính vì vậy, khi răng khôn xuất hiện sẽ khiến mọi người cảm thấy đau nhức, nướu sưng hoặc đỏ, đau nhức, ăn uống khó khăn, hàm bị co cứng và không thể há to như bình thường, hơi thở có mùi, thậm chí bị sốt cao. Bên cạnh đó, nếu răng khôn mọc lệch hoặc mọc ngầm nhưng không can thiệp kịp thời, sẽ dễ tích đọng thức ăn gây sâu răng, viêm nướu, đâm thủng chân (thân) răng số 7 hoặc làm xô lệch cả những răng còn lại.
Dấu hiệu nhận biết sự xuất hiện của răng khôn
Khác với những răng còn lại, quá trình mọc răng khôn diễn ra không liên tục và thường mất từ 3 – 5 tháng mới có thể trồi lên hết, thậm chí có người còn lâu hơn. Dấu hiệu mọc răng khôn rất rõ rệt và dễ dàng nhận biết.
- Nướu sưng đỏ: Thường dễ quan sát hơn đối với răng khôn hàm dưới
- Đau nhức: Tùy theo cơ địa từng người và vị trí mọc răng khôn mà mức độ đau nhức khác nhau. Rất nhiều người không thể ăn uống và mất ngủ vì những cơn đau liên tục.
- Bị sốt: Mọc răng khôn khiến cơ thể mệt mỏi và gây sốt.
- Khó há miệng: Nướu sưng đỏ, xương hàm bị tổn thương làm cơ miệng không cử động linh hoạt như trước, khó há miệng.
Trường hợp nào răng khôn mọc nên nhổ và không nhổ
Tùy theo tình trạng răng miệng và sức khỏe của mỗi người, mà qua thăm khám bác sĩ sẽ chỉ định có nên nhổ răng khôn không?
Trường hợp nên nhổ răng khôn
Câu trả lời cho câu hỏi “Mọc răng khôn có nên nhổ hay không?” là CÓ khi chúng ta gặp phải những trường hợp sau:
- Răng khôn mọc lệch hoặc chen chúc, khi không nhổ bỏ kịp thời sẽ phá hủy xương xung quanh răng số 7 và làm xô cả hàm răng còn lại.
- Răng mọc ngầm không trồi ra khỏi nướu, đâm nghiêng, đâm ngang sang chiếc răng bên cạnh.
- Gặp phải những biến chứng như: U nang, đau đớn kéo dài, sốt cao lặp đi lặp lại, khó ăn uống.
- Có khe giắt thức ăn giữa răng khôn và răng bên cạnh, cần xử lý để tránh bị sâu răng hoặc gây hôi miệng.
- Nhổ răng số 8 hàm dưới khi mọc thẳng, đủ chỗ nhưng không có răng đối diện ăn khớp và trồi dài tới hàm đối diện.
- Răng khôn có bệnh nha chu hoặc sâu răng, gây viêm nướu.
- Nhiễm trùng thường xuyên ở các mô mềm sau chân răng khôn.
- Xuất hiện triệu chứng phồng, căng má và sờ vào thấy đau.
Trường hợp không nên nhổ răng khôn
Không phải ai cũng cần nhổ răng khôn, một số trường hợp có thể bảo tồn giữ răng khôn như:
- Răng khôn mọc thẳng, bình thường.
- Khớp với răng đối diện tốt.
- Không có sự bất thường về hình dạng.
- Không gây hại cho răng số 7.
- Răng khôn không gây các biến chứng như: Đau đớn, viêm nướu, viêm nha chu hay u nang, xô lệch hàm,…
- Người các bệnh lý mạn tính như tim mạch, rối loạn đông cầm máu, đái tháo đường,…
- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
- Người mắc bệnh về thần kinh.
Những lưu ý khi thực hiện nhổ răng khôn
Khi nhổ răng khôn, để đảm bảo an toàn và hiệu quả bạn nên tuân thủ những lưu ý quan trọng dưới đây:
Lựa chọn nha khoa uy tín
Hãy tìm hiểu thật kỹ và chọn những nha khoa uy tín, được cấp phép hoạt động, có trang bị đầy đủ máy móc hiện đại, bác sĩ giỏi, tay nghề cao. Qua thăm khám trực tiếp và phim chụp X-quang bác sĩ sẽ xác định chính xác tình trạng răng miệng, mức độ sai lệch, để có thể chỉ định có nên nhổ răng khôn không. Đồng thời thực hiện đúng kỹ thuật, giúp xử lý răng khôn nhanh chóng, an toàn và phát hiện sớm những bất thường nếu có.
Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ
- Trong vài ngày đầu sau nhổ răng nên ăn đồ mềm, tuyệt đối không ăn thức ăn quá dai, cứng, dẻo hoặc quá nóng, lạnh, đồ chua, cay, uống nước có gas và uống sử dụng các chất kích thích như: Rượu, bia, thuốc lá, cafe,…
- Trong vòng 24 giờ, tuyệt đối không được súc miệng mạnh hoặc chải răng ở vùng mới nhổ.
- Tránh dùng tay sờ trực tiếp vào vùng nướu vừa mới nhổ răng, bởi tay chứa nhiều vi khuẩn dễ gây nhiễm trùng.
- Thông thường, bác sĩ sẽ kê thêm thuốc giảm đau để uống nếu cảm thấy đau nhức, khó chịu và thuốc kháng sinh giúp hồi phục vết thương nhanh. Bạn cần tuân thủ đúng chỉ dẫn.
- Một số trường hợp có thể sưng má. Bạn có thể dùng đá lạnh chườm thường xuyên, vừa giúp giảm sưng, vừa hạn chế đau nhức rất tốt.
Trên đây là những thông tin về việc có nên nhổ răng khôn, khi nào cần xử lý và các lưu ý quan trọng sau nhổ răng khôn. Để được tư vấn kỹ hơn về tình trạng răng miệng của mình, quý khách hàng vui lòng đến trực tiếp Nha Khoa San Dentist hoặc gọi đến Hotline.
NHA KHOA THẨM MỸ SAN DENTIST
Địa chỉ: Số 5 Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0342 28 28 28
Email: lienhe@sandentist.vn
Website: www.sandentist.vn