Bác sĩ giải đáp: Bọc răng sứ bao lâu thì phải làm lại?

Bọc răng sứ bao lâu thì phải làm lại

Bọc răng sứ là phương pháp thẩm mỹ nha khoa phổ biến, giúp cải thiện chức năng ăn nhai và nụ cười rạng rỡ. Tuy nhiên, tuổi thọ của răng sứ và vấn đề bọc răng sứ bao lâu thì phải làm lại vẫn là băn khoăn của nhiều người. Bài viết dưới đây của Nha khoa San Dentist sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này, giúp bạn nắm rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sử dụng của răng sứ và cách để kéo dài tuổi thọ của chúng.

1. Bọc răng sứ bao lâu thì phải làm lại?

Nhiều người thường thắc mắc: bọc răng sứ bao lâu thì phải làm lại? Thông thường, nếu được chăm sóc tốt, răng sứ toàn sứ có thể sử dụng lên đến 15-20 năm, thậm chí lâu hơn.

Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, răng sứ có thể gặp một số vấn đề như bong tróc, sứt mẻ, nhiễm màu,… Những điều này ảnh hưởng trực tiếp tới tuổi thọ của răng sứ, nguyên do đến từ nhiều yếu tố khác nhau. Cụ thể đó là những yếu tố gì? Hãy tìm hiểu sâu hơn trong phần tiếp theo dưới đây.

Tìm hiểu thêm: Những trường hợp không nên bọc răng sứ mà bạn nên biết

Bọc răng sứ
Bọc răng sứ bao lâu thì phải làm lại

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ răng sứ

Bọc răng sứ là phương pháp nha khoa phổ biến giúp phục hình răng hư tổn, cải thiện thẩm mỹ và chức năng ăn nhai. Tuy nhiên, tuổi thọ của răng sứ không phải là vĩnh viễn và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Tuổi thọ răng sứ có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố dưới đây.

2.1. Chất liệu răng sứ

Bọc răng sứ bao lâu thì phải làm lại phụ thuộc rất nhiều vào chất liệu bạn chọn khi làm răng. Mỗi chất liệu lại có ưu – nhược điểm và tuổi thọ khác nhau như sau:

  • Răng sứ kim loại: có giá thành rẻ nhưng tuổi thọ chỉ từ 5 đến 10 năm, dễ bị bong tróc, đen viền chân răng và ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
  • Răng sứ bán sứ: thẩm mỹ hơn răng sứ kim loại, tuy nhiên tuổi thọ cũng chỉ kéo dài khoảng 7 đến 15 năm, vẫn có thể bị bong tróc.
  • Răng sứ toàn sứ: được làm từ sứ cao cấp, có tính thẩm mỹ cao, độ bền chắc tốt, ít bị đổi màu theo thời gian và có tuổi thọ lên đến 20 năm.

2.2. Kỹ thuật bọc răng

Kỹ thuật bọc răng cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định bọc răng sứ bao lâu thì phải làm lại. Đối với kỹ thuật hiện đại, cộng với bác sĩ có tay nghề cao sẽ đảm bảo răng thật của bạn được mài chính xác, mão sứ khít sát với răng, từ đó ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập và kéo dài tuổi thọ răng sứ.

Ngược lại, kỹ thuật cũ hoặc tay nghề bác sĩ kém có thể dẫn đến tình trạng mão sứ không khít sát, dễ bong tróc, gây ra tình trạng làm răng sứ bị viêm lợi, sâu răng và ảnh hưởng đến tuổi thọ răng sứ.

2.3. Thói quen chăm sóc răng miệng

Hãy chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng, đúng cách, đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng thường xuyên sẽ giúp loại bỏ mảng bám cao răng, hạn chế sâu răng và viêm nướu, nhờ đó kéo dài tuổi thọ răng sứ.

Nếu bạn lười vệ sinh răng miệng sẽ khiến mảng bám tích tụ quanh răng sứ, không chỉ gây viêm lợi, hôi miệng mà còn làm mão sứ dễ bong tróc.

Chăm sóc răng miệng
Cần có thói quen chăm sóc răng miệng lành mạnh

2.4. Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp răng sứ và răng thật chắc khỏe. Tránh ăn quá nhiều các loại thức ăn cứng, dai và đồ ngọt vì có thể làm mòn răng sứ và khiến răng sứ dễ vỡ.

Ăn uống thường xuyên các thực phẩm có màu sẫm như trà, cà phê, rượu vang… có thể làm đổi màu răng sứ theo thời gian.

Vậy, câu trả lời cho câu hỏi bọc răng sứ bao lâu thì phải làm lại là: Bằng việc lựa chọn loại răng sứ chất lượng cao, chăm sóc răng miệng đúng cách và duy trì chế độ ăn uống khoa học, bạn có thể kéo dài tuổi thọ trung bình của răng sứ lên đến 15-20 năm.

3. Dấu hiệu cần làm lại răng sứ

Răng sứ không phải là vĩnh cửu và cần được thay thế sau một khoảng thời gian sử dụng. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo bạn cần đến nha sĩ để thăm khám và cân nhắc làm lại răng sứ:

  • Mão sứ bị mẻ, vỡ hoặc nứt: Răng sứ có thể bị mẻ, vỡ do va chạm mạnh hoặc do nhai thức ăn quá cứng. Tình trạng này không những ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn dễ dàng khiến thức ăn bị mắc kẹt trong răng do khe hở ở các kẽ răng sứ, khiến hơi thở xuất hiện mùi hôi, tăng nguy cơ sâu răng và viêm nướu. 
  • Răng sứ bị lung lay: Lớp răng sứ có thể bị lung lay do lớp xi măng nha khoa giữa răng thật và mão sứ không còn kết dính hiệu quả. 
  • Cổ răng xuất hiện viền đen: Chân răng sứ xuất hiện viền đen, có dấu hiệu hở và tách ra khỏi nướu. Đây là dấu hiệu rất rõ cho thấy lớp keo dán giữa răng thật và mão sứ bị lão hóa, bong tróc.
  • Ê buốt khi ăn: Cảm giác ê buốt, khó chịu khi ăn nhai nóng, lạnh hoặc ngọt có thể là do tủy răng bị kích ứng hoặc viêm nhiễm. Nếu không xử lý kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến viêm tủy và gây ra những cơn đau nhức khó chịu.
  • Răng sứ bị đổi màu: Răng sứ toàn sứ thường có khả năng chống đổi màu tốt. Tuy nhiên, qua thời gian, răng sứ vẫn có thể bị đổi màu do sử dụng các thực phẩm có màu sẫm như trà, cà phê, rượu vang… hoặc do vệ sinh răng miệng không đúng cách.
  • Sưng đau, viêm nướu xung quanh răng sứ: Sưng đau, viêm nướu xung quanh răng sứ có thể là dấu hiệu của sâu răng hoặc viêm nha chu do vệ sinh răng miệng không tốt, mão sứ không khít sát với chân răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ.
Nướu răng bị sưng đỏ
Các dấu hiệu cần làm lại răng sứ

4. Cách kéo dài tuổi thọ răng sứ

Bạn hoàn toàn có thể kéo dài tuổi thọ của răng sứ nếu biết cách gìn giữ và chăm sóc chúng cẩn thận. Để lớp răng sứ được chắc khoẻ, bền đẹp theo thời gian, bạn cần chú ý thực hiện những biện pháp sau đây.

4.1. Chăm sóc răng miệng đúng cách

Hãy nhớ đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, sử dụng bàn chải lông mềm và kem đánh răng phù hợp. Đồng thời bạn nên sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng mỗi ngày để loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa ở những khu vực mà bàn chải đánh răng không thể tới được.

4.2. Hạn chế thực phẩm và đồ uống gây hại

Bạn nên hạn chế ăn thức ăn cứng, dai, có thể làm mẻ hoặc vỡ răng sứ. Để răng được bền màu đẹp, các loại thực phẩm và đồ uống có màu sẫm như trà, cà phê, rượu vang, nước ngọt có ga… cũng không nên tiêu thụ quá nhiều. Đặc biệt, hãy tránh hút thuốc lá vì có thể gây ra các vấn đề về nướu và làm giảm tuổi thọ của răng sứ.

4.3. Thăm khám nha sĩ định kỳ

Một trong những yếu tố quan trọng quyết định bọc răng sứ bao lâu thì phải làm lại chính là tần suất khám nha sĩ định kỳ của bạn. Các nha sĩ khuyến khích nên đi thăm khám 6 tháng một lần để được vệ sinh răng miệng chuyên nghiệp, kiểm tra tình trạng răng sứ và phát hiện sớm các vấn đề về răng miệng.

Nha khoa San Dentist
Thăm khám nha sĩ định kỳ để bảo vệ tuổi thọ răng sứ

4.5. Sử dụng bảo vệ răng khi cần thiết

Một lưu ý ít người biết nhưng cực kỳ quan trọng là bạn cần sử dụng máng ngậm bảo vệ răng khi chơi thể thao hoặc tham gia các hoạt động có nguy cơ va đập mạnh. Đặc biệt, nếu bạn có thói quen nghiến răng trong khi ngủ thì cần sử dụng dụng cụ bảo vệ răng để tránh vô tình làm tổn thương lớp răng sứ.

5. Câu hỏi thường gặp về làm lại răng sứ

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về làm lại răng sứ.

5.1. Làm lại răng sứ có đau không?

Sau câu hỏi bọc răng sứ bao lâu thì phải làm lại thì đây cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Thực tế, quá trình tháo răng sứ cũ thường không gây đau nhức vì nha sĩ sẽ tiến hành tiêm tê trước khi tiến hành.

Tìm hiểu thêm: Bọc răng sứ có đau không? Các thông tin phải biết khi bọc răng sứ

Feedback khách hàng trải nghiệm bọc răng toàn sứ tại Nha khoa San Dentist
Feedback khách hàng trải nghiệm bọc răng toàn sứ tại Nha khoa San Dentist

5.2. Có thể bọc lại răng sứ nhiều lần không?

Về mặt lý thuyết, bạn có thể bọc lại răng sứ nhiều lần. Tuy nhiên, mỗi lần bọc lại, răng thật sẽ bị mài đi một lớp nhỏ để lấy chỗ cho mão sứ mới. Việc mài răng nhiều lần có thể làm yếu răng thật và tăng nguy cơ viêm tủy.

5.3. Nên chọn loại răng sứ nào khi làm lại?

Lựa chọn loại răng sứ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng răng miệng, vị trí răng cần phục hình và khả năng chi trả. Bác sĩ nha khoa sẽ tư vấn cho bạn để lựa chọn loại răng sứ phù hợp nhất. Thông thường, răng sứ toàn sứ có tính thẩm mỹ cao và an toàn với sức khỏe hơn răng sứ kim loại

5.4. Bọc răng sứ mất bao lâu thì có thể ăn được bình thường? 

Khi mới phủ sứ thì chắc chắn bạn sẽ cảm thấy không quen và gặp khó khăn trong vấn đề ăn uống hay vệ sinh răng miệng. Vậy thì bọc răng sứ mất bao lâu thì có thể ăn được, và bao lâu thì trở lại bình thường.

Thực tế thì sau khi thực hiện phương pháp bọc răng sứ thì sẽ mất khoảng 48 giờ đồng hồ thì có thể ăn uống bình thường. Tuy nhiên, lúc này bạn chỉ nên ăn các thức ăn mềm, hạn chế nhai các thức ăn quá cứng hay quá nóng vì có thể gây tác động đến răng. Trong khoảng 30-60 phút đầu bạn nên nghỉ ngơi và làm quen với sự thay đổi đó.

Bọc răng sứ là một phương pháp thẩm mỹ nha khoa hiệu quả, tuy nhiên bạn cần chú ý chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng để đảm bảo tuổi thọ của răng sứ. Vấn đề bọc răng sứ bao lâu thì phải làm lại phụ thuộc rất lớn vào khả năng chăm sóc răng của bạn. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích cho bạn.

NHA KHOA THẨM MỸ SAN DENTIST

Địa chỉ: Số 5 Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Hotline: 0342 28 28 28

Email: lienhe@sandentist.vn

Website: www.sandentist.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/sandentistvn

Bài viết hữu ích

Dán sứ veneer có bền không? Cách chăm sóc răng sau khi dán sứ veneer

Dán sứ veneer có bền không? Những lưu ý khi dán sứ veneer là gì? Hãy cùng San Dentist tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Xem thêm
Những bí quyết quan trọng để giữ hàm răng sứ đẹp

Mục lục1. Bọc răng sứ bao lâu thì phải làm lại?2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ răng sứ2.1. Chất liệu răng sứ2.2. Kỹ thuật bọc răng2.3. Thói quen chăm sóc răng miệng2.4. Chế độ ăn uống3. Dấu hiệu cần làm lại răng sứ4. Cách kéo dài tuổi

Xem thêm
Tìm hiểu: Chi phí phủ sứ thẩm mỹ hiện nay là bao nhiêu?

Chi phí phủ sứ thẩm mỹ mới nhất tại các phòng khám nha khoa là bao nhiêu đang được nhiều người tìm kiếm nhất. Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!

Xem thêm
Phủ răng sứ có uống cà phê được hay không?

Phủ răng sứ là phương pháp nha khoa giúp khắc phục các khiếm khuyết hàm răng. Vậy, phủ răng sứ có uống cà phê được không?

Xem thêm
Biểu hiện của việc điều trị tủy răng thất bại

Điều trị tủy răng áp dụng cho sâu răng vào tủy, viêm nha chu và áp xe răng. Nhưng cũng có trường hợp điều trị tủy răng bị thất bại. 

Xem thêm
Răng khôn mọc “dại” có nên nhổ hay không?

Nếu răng khôn gây ảnh hưởng đến răng xung quanh, làm xô lệch hàm cần xử lý sớm, còn mọc thẳng và không gây hại có thể giữ lại.

Xem thêm

Đăng Ký Dịch Vụ





    Liên hệ trực tiếp với tư vấn viên & Bác Sĩ để được giải đáp thắc mắc nhanh nhất.