Các bộ phận của cầu răng

Các bộ phận của cầu răng

Mất răng khiến nhiều người gặp khó khăn trong việc ăn nhai, sinh hoạt hàng ngày và nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng. Bác sĩ có thể áp dụng nhiều phương pháp phục hình răng trong đó có sử dụng cầu răng. Hãy cùng nha khoa San Dentist tìm hiểu về phương pháp này nhé!

Cầu răng là gì?

Các khoảng trống giữa các răng bị mất sẽ làm lực cắn không phân bố đồng đều trong khoang miệng và gây dịch chuyển răng. Theo thời gian, sự dịch chuyển này có thể dẫn đến các vấn đề về hàm như viêm khớp thái dương hàm, mòn răng, tạo áp lực cho các răng còn lại.

Nếu ví cầu răng như cây cầu của một con đường, thì cây cầu có tác dụng nối liền khoảng cách giữa hai khu vực, còn cầu răng có tác dụng che lấp khoảng trống do mất một hay nhiều răng. Sử dụng cầu răng giúp khôi phục khả năng ăn nhai và nói chuyện cho người bệnh sau khi mất răng.

Các bộ phận của cầu răng
Cầu răng nối liền khoảng cách giữa hai răng

Các bộ phận của cầu răng và các loại cầu răng

Cầu răng bao gồm hai bộ phận như trụ cầu và nhịp cầu, bao gồm 2 mão răng ở hai đầu khoảng mất răng và một hay nhiều răng giả nằm giữa 2 mão này. Cầu răng này được gắn lên răng kế cận làm trụ nâng đỡ và gắn chặt với răng trụ bằng cement. Cầu răng được chia thành các loại như:

Cầu răng truyền thống

Cầu răng truyền thống là cầu răng được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Cầu răng truyền thống có thể sử dụng được nhờ vào 2 răng khỏe mạnh bên cạnh răng bị mất. Bác sĩ sẽ tiến hành mài 2 chiếc răng bên cạnh để làm trụ đỡ, sau đó, đặt mão sứ được chế tác lên trên để cải thiện khả năng ăn nhai.

Các bộ phận của cầu răng
Cầu răng truyền thống

Cầu răng đèo (Cantilever Bridge)

Cầu răng đèo chỉ cần mài 1 chiếc răng để làm trụ đỡ, tuy nhiên, phương pháp này cần đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải tính toán chính xác lực nhai để tránh dồn lực vào một răng gây ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai.

Các bộ phận của cầu răng
Cầu răng đèo (Cantilever Bridge)

Cầu răng cánh dán (Maryland Bridges)

Cầu răng cánh dán được thiết kế với 2 mảnh kim loại 2 bên. Bác sĩ sẽ nối 2 cánh dán đó với 2 chiếc răng bên cạnh để tạo lực cho răng bị mất. Phương pháp này được đánh giá cao trong việc không mài men răng và bảo tồn răng thật. Tuy nhiên, lực nhai và độ bền không cao.

Các bộ phận của cầu răng
Cầu răng cánh dán (Maryland Bridges)

Cầu răng Composite

Bác sĩ thực hiện sẽ tính toán tỷ lệ tại vị trí mất răng. Dựa vào 2 chiếc răng bên cạnh để làm bệ đỡ lắp khoảng trống đó bằng vật liệu Composite. Biện pháp này tiết kiệm được nhiều chi phí nhưng độ bền không cao.

Các bộ phận của cầu răng
Cầu răng Composite

Cầu răng có Implant hỗ trợ (Implant-Supported Bridges)

Cầu răng có Implant hỗ trợ được bác sĩ khuyến khích lựa chọn do độ bền cao và áp dụng cho nhiều trường hợp mất răng. Biện pháp này không sử dụng chân răng thật mà là trụ Implant được cấy trực tiếp vào xương hàm. Cầu răng này không ảnh hưởng đến răng thật, tạo khoảng cách thích hợp giữa các răng giúp cầu răng ổn định hơn. Cầu răng trên Implant là quá trình cắm Implant rồi chụp cầu răng lên 2 trụ Implant, không chụp lên răng thật.

Các bộ phận của cầu răng
Cầu răng có Implant hỗ trợ (Implant-Supported Bridges)

Cầu răng được chăm sóc như thế nào?

Bạn không thể tự tháo cầu răng tại nhà vì chúng được dán cố định bằng vật liệu dán cement, điều này giúp làm kín khu vực cầu răng tiếp xúc với răng thật hay răng Implant. Bạn có thể sử dụng các dụng cụ nha khoa đặc biệt để chăm sóc cầu răng. Các công cụ chuyên dụng bao gồm bàn chải, chỉ nha khoa, nước súc miệng để loại bỏ mảng bám và vi khuẩn tích tụ dưới nhịp cầu. Với cách chăm sóc này có thể giúp bạn duy trì sức khỏe răng miệng tốt tại nhà sau những lần khám răng định kỳ.

Các bộ phận của cầu răng
Vệ sinh cầu răng bằng chỉ nha khoa

Nếu bạn gặp các vấn đề về răng miệng hay mất răng, hãy liên hệ với nha khoa San Dentist qua hotline 034.228.2828 hoặc fanpage để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời nhé!

NHA KHOA CHUYÊN SÂU RĂNG SỨ THẨM MỸ SAN DENTIST

An toàn đẹp mãi về sau

Bài viết hữu ích

Áp xe chân răng là gì? Có tự khỏi không?

Áp xe chân răng là một bệnh lý nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, thường xảy ra khi răng bị nhiễm trùng, sâu răng,...

Xem thêm
Đây là 3 thủ phạm đang phá hủy hàm răng của bạn!

Hàm răng tiếp xúc nhiều với thức ăn, nước uống nên dễ bị vi khuẩn tấn công, dẫn đến xỉn màu, sâu răng, viêm lợi- viêm nha chu.

Xem thêm
Nhổ răng tháng cô hồn: Nên chọn buổi sáng hay chiều?

Câu chuyện nhổ răng vào tháng cô hồn được nhiều người quan tâm, đặc biệt là nên lựa chọn nhổ răng trong thời gian nào và khi sức khỏe ra sao?

Xem thêm
Mẻ răng sứ phải làm sao để khắc phục?

Răng sứ có thể tồn tại rất lâu sau khi được bọc, phủ sứ thẩm mỹ. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng có thể xảy ra các tai nạn dẫn đến mẻ răng sứ.

Xem thêm
Tìm hiểu Implant loại nào tốt?

Mục lụcCầu răng là gì?Các bộ phận của cầu răng và các loại cầu răngCầu răng truyền thốngCầu răng đèo (Cantilever Bridge)Cầu răng cánh dán (Maryland Bridges)Cầu răng CompositeCầu răng có Implant hỗ trợ (Implant-Supported Bridges)Cầu răng được chăm sóc như thế nào? Cấy ghép trụ Implant là giải pháp

Xem thêm
Cạo vôi răng siêu âm mang lại lợi ích gì?

Vôi răng được hình thành do vi khuẩn và mảng bám thức ăn. Phương pháp cạo vôi răng siêu âm đang được nhiều người ưa chuộng.

Xem thêm

Đăng Ký Dịch Vụ





    Liên hệ trực tiếp với tư vấn viên & Bác Sĩ để được giải đáp thắc mắc nhanh nhất.