Tìm hiểu ngay các bệnh lý về răng

Tìm hiểu ngay các bệnh lý về răng

Các bệnh lý về răng gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tâm lý người bệnh như thế nào, hãy cùng nha khoa San Dentist tìm hiểu ngay nhé!

Răng là bộ phận quan trọng giúp chúng ta ăn uống, cười nói và tạo hình cho khuôn mặt. Mỗi chiếc răng bao gồm 4 phần như:

  • Men răng là bề mặt cứng bên ngoài giúp bảo vệ răng.
  • Ngà răng nằm dưới men răng và có màu vàng ngà.
  • Chất xương là mô cứng bao phủ chân răng và giữ răng đúng vị trí.
  • Tủy răng là mô mềm nằm giữ răng, chứa các dây thần kinh và mạch máu.

Khi gặp bệnh lý về răng sẽ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và khả năng ăn nhai của răng, gây ra những cơn đau nhức khó chịu. Sau đây là 5 bệnh lý về răng phổ biến nhất.

Tìm hiểu ngay các bệnh lý về răng

Sâu răng

Sâu răng thường xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào, vi khuẩn tấn công sẽ gây ra những cơn đau nhức và mất răng. Sâu răng không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Các mảng bám trên răng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây tổn thương men răng. Do đó, lớp bảo vệ ngoài cùng sẽ bị ăn mòn tạo thành nhiều lỗ hổng trên răng.

Theo các chuyên gia, người bệnh nên đánh răng 2-3 lần mỗi ngày bằng bàn chải có lông mềm và kem đánh răng có chứa fluor phù hợp. Ngoài ra, người bệnh nên sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ mảng bám, vi khuẩn và ngăn ngừa bệnh lý về răng hiệu quả.

Răng nhạy cảm

Răng nhạy cảm là một bệnh lý về răng phổ biến. Răng ê buốt và nhạy cảm là tình trạng đau nhức khó chịu ở một hoặc nhiều răng khi tiếp xúc với thực phẩm nóng hoặc lạnh. Theo các chuyên gia, mức độ răng nhạy cảm có thể khác nhau ở mỗi người. Bác sĩ cần kiểm tra tình trạng hàm răng để xác định nguyên nhân cụ thể.

Răng nhạy cảm có thể liên quan đến sự tổn thương lớp men răng như sâu răng, răng sứt mẻ, gãy răng và lộ chân răng, bác sĩ sẽ có biện pháp điều trị phù hợp. Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến cáo người bệnh sử dụng kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm và hạn chế ăn thực phẩm gây kích ứng để giảm bớt tình trạng này.

Tìm hiểu ngay các bệnh lý về răng

Viêm tủy răng

Viêm tủy răng là tình trạng viêm nhiễm ở phần tủy răng nằm trong chân răng, nơi đây chứa nhiều dây thần kinh và mạch máu nuôi dưỡng răng. Tình trạng viêm tủy răng ở mức độ nhẹ có thể được điều trị và không gây hỏng tủy răng. Tuy nhiên, viêm tủy răng nặng có thể gây chết tủy, xuất hiện mủ và viêm nhiễm các bộ phận khác.

Tùy vào mức độ viêm nhiễm mà bác sĩ sẽ có cách điều trị phù hợp. Điều trị viêm tủy răng bao gồm loại bỏ lỗ hổng trên bề mặt răng, phục hồi lại hình dạng răng và điều trị tủy răng.

Áp xe răng

Áp xe răng được hình thành khi chân răng bị nhiễm trùng và tích tụ mủ. Người bệnh cần đến gặp bác sĩ để điều trị kịp thời. Áp xe răng không được điều trị sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng nặng trong xương hàm, các răng khác và lan sang các mô xung quanh.

Áp xe răng là bệnh lý về răng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nên cần được điều trị càng sớm càng tốt. Biện pháp điều trị áp xe răng sẽ dựa trên mức độ nghiêm trọng của các ổ áp xe.

Tìm hiểu ngay các bệnh lý về răng

Sai lệch khớp cắn

Sai lệch khớp cắn là tình trạng các răng hàm trên và răng hàm dưới bị lệch. Điều này gây khó khăn trong việc ăn nhai, lực nhai phân bố không đều. Sai lệch khớp cắn có thể gây mòn răng, thân răng bị gãy ngang và răng bị lung lay.

Điều trị tình trạng sai lệch khớp cắn là sắp xếp các răng về đúng vị trí trên cung hàm, cải thiện hình dáng hàm răng, ngăn ngừa bệnh lý về răng và cải thiện khả năng ăn nhai hiệu quả.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc liên quan đến các bệnh lý về răng hay phương pháp cấy ghép Implant, hãy liên hệ với nha khoa San Dentist qua hotline hoặc fanpage để được tư vấn và hỗ trợ.

NHA KHOA CHUYÊN SÂU RĂNG SỨ THẨM MỸ SAN DENTIST

An toàn đẹp mãi về sau

Bài viết hữu ích

Tìm hiểu địa chỉ trồng răng Implant ở đâu tốt TPHCM

Vậy trồng răng Implant ở đâu tốt TPHCM? Cùng San Dentist tìm hiểu địa điểm uy tín cùng những tiêu chí để lựa chọn nhé!

Xem thêm

Người bị tiểu đường dễ mắc nhiều bệnh răng miệng hơn

Bệnh tiểu đường là một loại bệnh ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, và nó cũng có liên quan trực tiếp đến tình trạng của các bệnh răng miệng.

Xem thêm

Đây là cách điều trị răng hô không cần niềng!

Hiện nay, nhiều người chọn phương pháp niềng răng để cải thiện tình trạng răng hô. Tuy nhiên, có thể lựa chọn thêm 3 phương pháp sau đây.

Xem thêm

Không lấy cao răng có gây nguy hiểm không?

Chúng ta cần thực hiện lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Vậy không lấy cao răng có gây nguy hiểm không?

Xem thêm

Răng sâu nặng có bọc sứ được không hay nên chọn phương pháp nào?

Mục lụcSâu răngRăng nhạy cảmViêm tủy răngÁp xe răngSai lệch khớp cắn Răng sâu nặng có bọc sứ được không? Răng sâu là bệnh lý gặp phải ở nhiều người và ở các độ tuổi khác nhau, từ em bé đến người cao tuổi. Những chiếc răng sâu không chỉ

Xem thêm

Chuyên gia chỉ ra 5 nguyên nhân làm răng sứ xong bị nhức răng

Làm răng sứ xong bị nhức răng là do nguyên nhân gì? Hãy cùng Nha khoa San Dentist tìm hiểu ngay 5 nguyên nhân gây ra tình trạng này nhé!

Xem thêm

Đăng Ký Dịch Vụ





    Liên hệ trực tiếp với tư vấn viên & Bác Sĩ để được giải đáp thắc mắc nhanh nhất.
    Chat zalo
    Chat Facebook