Răng lấy tủy bị vỡ là một vấn đề phổ biến. Vậy răng lấy tủy bị vỡ cần khắc phục như thế nào để không ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng?
Răng lấy tủy bị vỡ do đâu?
Sau quá trình lấy tủy, răng lấy tủy bị vỡ là điều không thể tránh khỏi. Nguyên nhân của tình trạng răng lấy tủy bị vỡ có thể là do chế độ chăm sóc răng miệng không đúng cách, chế độ ăn uống không lành mạnh và không đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, chải răng với lực quá mạnh, những thói quen xấu như nghiến răng khi ngủ, cắn bút và cắn móng tay, vật liệu hàn trám không đạt chất lượng và kỹ thuật hàn trám không thực hiện đúng cách.
Dấu hiệu của răng lấy tủy bị vỡ
Các dấu hiệu của răng lấy tủy bị vỡ bao gồm răng lung lay và lợi của chiếc răng lung lay có xu hướng tụt hơn bình thường, làm răng dài hơn các răng còn lại. Ngoài ra, những chiếc răng đã lấy tủy không chỉ sứt mẻ theo chiều ngang mà còn vỡ theo chiều dọc từ phần chân răng xuống. Những vết nứt trên răng thường xuất hiện khá nhỏ nếu người bệnh không quan sát kỹ sẽ không thể phát hiện. Chiếc răng đã lấy tủy bị xỉn màu một cách bất thường, ngả đen hơn thì đây là dấu hiệu của tình trạng răng lấy tủy bị vỡ.
Cách khắc phục răng bị vỡ sau lấy tủy
Tình trạng răng vỡ nhẹ
Trong trường hợp răng vỡ nhẹ, chỉ xuất hiện vết nứt chưa gặp vấn đề quá nghiêm trọng, người bệnh có thể sử dụng phương pháp phủ sứ thẩm mỹ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe răng miệng. Phương pháp phủ răng sứ có thể đảm bảo khả năng ăn nhai và mang lại tính thẩm mỹ cao do răng sứ có màu sắc tương đồng như răng thật.
Tình trạng răng vỡ nặng
Trong trường hợp răng vỡ nặng, chỉ còn lại chân răng hay vết vỡ dọc, bác sĩ sẽ tiến hành nhổ bỏ răng. Khi đó, phần răng đã hư hỏng sẽ được loại bỏ hoàn toàn. Người bệnh có thể sử dụng phương pháp trồng răng Implant để phục hồi khả năng ăn nhai và mang lại tính thẩm mỹ cao.
Khắc phục răng lấy tủy bị vỡ cần lưu ý những gì?
Răng lấy tủy bị vỡ có thể được khắc phục hoàn toàn. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý một số điều để không ảnh hưởng đến thời gian hồi phục và sức khỏe răng miệng.
Để chăm sóc răng miệng đúng cách, người bệnh cần đánh răng 2-3 lần mỗi ngày bằng bàn chải có lông mềm và lực chải nhẹ nhàng. Sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ hoàn toàn các mảng bám thức ăn.
Ngoài ra, người bệnh cần hạn chế ăn thực phẩm quá cứng và dai để tránh sử dụng lực nhai mạnh, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Tránh đồ uống có cồn, chất kích thích và thuốc lá. Kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm các bệnh lý răng miệng và có biện pháp khắc phục kịp thời.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc liên quan đến tình trạng răng lấy tủy bị vỡ hay phương pháp cấy ghép Implant, hãy liên hệ với nha khoa San Dentist qua hotline hoặc fanpage để được tư vấn và hỗ trợ.
NHA KHOA CHUYÊN SÂU RĂNG SỨ THẨM MỸ SAN DENTISTAn toàn đẹp mãi về sau
- Địa chỉ: Số 5 Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
- Hotline: 0342 28 28 28
- Email: lienhe@sandentist.vn
- Website: www.sandentist.vn
- Fanpage: https://www.facebook.com/sandentistvn