Viêm lợi gây ra tình trạng sưng nướu, chảy máu khi vệ sinh răng miệng và gây khó khăn trong việc ăn uống. Tuy nhiên, tác hại của viêm lợi không chỉ dừng lại ở đó. Trong một số trường hợp, viêm lợi có thể dẫn đến tình trạng nhổ răng.
Viêm lợi là gì?
Viêm lợi thường phát triển qua hai giai đoạn.
Giai đoạn cục bộ
Giai đoạn cục bộ là khi viêm lợi chưa gây ra cảm giác đau nhức khó chịu, chỉ xuất hiện tình trạng sưng đỏ và chảy máu khi ăn uống và vệ sinh răng miệng. Viêm lợi ở giai đoạn này chưa làm tổn thương đến răng và các tổ chức xung quanh răng, có thể được điều trị dễ dàng.
Viêm cận răng
Viêm cận răng là giai đoạn tiếp theo của viêm lợi, khi viêm lợi ở giai đoạn cục bộ không được điều trị kịp thời. Viêm cận răng có thể gây ra các dấu hiệu như sưng, đỏ và chảy máu nướu, đau nhức, chảy mủ khi dùng tay ấn hay chạm vào vùng viêm lợi, sưng má và hôi miệng.
Viêm lợi có phải nhổ bỏ răng hay không?
Viêm lợi là nguyên nhân của bệnh viêm nha chu, một bệnh lý có thể làm tiêu xương ổ răng, tiêu xương hàm và dẫn đến rụng răng. Do đó, viêm lợi phát triển mạnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng và cơ thể.
Theo các chuyên gia, viêm lợi chưa phát triển đến viêm nha chu có thể được điều trị và bảo tồn răng thật. Tuy nhiên, nếu viêm lợi biến chứng thành viêm nha chu, người bệnh sẽ phải nhổ bỏ răng để đảm bảo an toàn cho răng miệng.
Ngoài ra, viêm lợi có thể gây ra một số bệnh lý khác như hô hấp, tiểu đường, động mạch vành, viêm khớp dạng thấp và đột quỵ. Điều này do vi khuẩn gây bệnh viêm lợi có thể xâm nhập vào máu và di chuyển đến các cơ quan khác trong cơ thể.
Điều trị viêm lợi như thế nào?
Giai đoạn cục bộ
Người bệnh cần vệ sinh răng miệng đúng cách, đánh răng hai lần mỗi ngày, sử dụng bàn chải có lông mềm và kem đánh răng chứa flour phù hợp. Chải răng theo chiều dọc hoặc xoay tròn để tránh làm tổn thương nướu răng. Sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ hoàn toàn mảnh vụn thức ăn và vi khuẩn. Kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng/lần để thực hiện lấy cao răng và phát hiện sớm bệnh lý răng miệng khác.
Viêm cận răng
Người bệnh cần đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra và đưa ra biện pháp khắc phục kịp thời. Tùy vào tình trạng răng miệng của mỗi người, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc phù hợp như thuốc kháng viêm, thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau và nước súc miệng kháng khuẩn.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc liên quan đến bệnh viêm lợi hay phương pháp cấy ghép Implant, hãy liên hệ với nha khoa San Dentist qua hotline hoặc fanpage để được tư vấn và hỗ trợ.
NHA KHOA CHUYÊN SÂU RĂNG SỨ THẨM MỸ SAN DENTISTAn toàn đẹp mãi về sau
- Địa chỉ: Số 5 Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
- Hotline: 0342 28 28 28
- Email: lienhe@sandentist.vn
- Website: www.sandentist.vn
- Fanpage: https://www.facebook.com/sandentistvn