Nôn mửa do rượu bia cần vệ sinh răng miệng thế nào?

Nôn mửa do rượu bia cần vệ sinh răng miệng thế nào?

Sau khi nôn mửa do uống rượu, bia, răng miệng cần được vệ sinh đúng cách để giảm thiểu tình trạng tổn thương đến răng miệng và cơ thể. Dịch nôn mửa chứa axit dạ dày có thể gây ra các bệnh về nướu và răng. Vì vậy, chúng ta cần biết cách vệ sinh răng miệng sau khi nôn mửa để bảo vệ sức khỏe răng miệng và cơ thể.

Tác hại của chất nôn mửa là gì?

Theo các chuyên gia, chất nôn mửa chứa axit dạ dày, thành phần chủ yếu được tạo ra từ các hợp chất như axit clohydric, kali clorua và natri clorua. Độ pH của chất axit dạ dày rất cao (thấp hơn 2).

Nôn mửa do rượu bia cần vệ sinh răng miệng thế nào?

Độ pH trong khoang miệng thường nằm ở mức độ bình thường là 7 và mức độ gây xói mòn men răng bắt đầu từ 5,5. Vì vậy, độ pH thấp hơn 2 của axit dạ dày sẽ gây tổn hại đến men răng. Nếu răng miệng tiếp xúc nhiều với chất này, sẽ bị tổn thương nặng nề hơn. Khi đó, men răng sẽ bị mài mòn, dẫn đến tình trạng ố vàng, xỉn màu và tăng nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng.

Vệ sing răng miệng đúng cách sau nôn mửa

Nhiều người có thói quen đánh răng ngay sau khi nôn mửa để bảo vệ răng miệng. Tuy nhiên, hành động này sẽ gây hại thêm cho răng miệng. Men răng sẽ trở nên yếu đi sau khi tiếp xúc với axit dạ dày trong chất nôn mửa. Việc đánh răng ngay sau khi nôn mửa sẽ khiến men răng bị mài mòn và tổn thương nghiêm trọng hơn.

Người bị nôn mửa do rượu bia cần súc miệng bằng nước lọc để dễ dàng rửa trôi chất axit dạ dày trong miệng. Bên cạnh đó, người bệnh có thể bôi một lượng nhỏ kem đánh răng lên bề mặt răng để tạo hàng rào bảo vệ răng miệng trước axit dạ dày. Sử dụng nước súc miệng không chứa cồn để làm sạch răng miệng cũng là một lựa chọn hiệu quả.

Nôn mửa do rượu bia cần vệ sinh răng miệng thế nào?

Sau khi nôn mửa, người bệnh cần súc miệng bằng bột baking soda pha loãng với nước lọc để bảo vệ răng trước chất axit dạ dày. Đây được xem là cách hữu hiệu nhất giúp giảm đáng kể tổn thương đến răng miệng.

Chất axit dạ dày không chỉ gây ảnh hưởng tiêu cực cho răng miệng mà còn gây hại cho nhiều nơi khác trong khoang miệng. Lượng lớn axit dạ dày dư thừa sẽ làm sưng tuyến nước bọt, điều này sẽ làm giảm chức năng duy trì độ ẩm và bảo vệ răng miệng hiệu quả.

Nôn mửa do rượu bia cần vệ sinh răng miệng thế nào?

Nôn mửa do rượu bia thường xuyên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe răng miệng và cơ thể, gây ra các vấn đề như sâu răng, khô miệng, đỏ lưỡi, viêm họng, viêm nướu và lở miệng. Vì vậy, chúng ta cần hạn chế sử dụng rượu bia và xây dựng chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng đúng cách sau khi nôn mửa để bảo vệ sức khỏe toàn cơ thể. Người bệnh cần kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm các bệnh lý răng miệng và có biện pháp khắc phục kịp thời.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc liên quan đến sức khỏe răng miệng hay phương pháp cấy ghép Implant, hãy liên hệ với nha kha San Dentist qua hotline, fanpage hoặc website để đươc tư vấn, hỗ trợ và điều trị chuyên sâu.

NHA KHOA CHUYÊN SÂU RĂNG SỨ THẨM MỸ SAN DENTIST

An toàn đẹp mãi về sau

Bài viết hữu ích

Người bệnh tiểu đường có nên nhổ răng không?

Người bị tiểu đường dễ nhiễm trùng, do đó cần kiểm soát lượng máu khi nhổ răng và chăm sóc răng miệng đúng cách để đảm bảo an toàn.

Xem thêm

6 cách điều trị bệnh viêm lợi đơn giản tại nhà

Viêm lợi là một bệnh lý răng miệng phổ biến và khá nguy hiểm. Sau đây là 6 cách điều trị bệnh viêm lợi đơn giản tại nhà. 

Xem thêm

Nhổ răng tháng cô hồn: Nên chọn buổi sáng hay chiều?

Câu chuyện nhổ răng vào tháng cô hồn được nhiều người quan tâm, đặc biệt là nên lựa chọn nhổ răng trong thời gian nào và khi sức khỏe ra sao?

Xem thêm

Sâu răng nên kiêng ăn gì để không nghiêm trọng hơn?

Sâu răng sẽ gây ra những cơn đau nhức khó chịu. Để khắc phục tình trạng này, người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh.

Xem thêm

5 chất loại trừ tình trạng hôi miệng hiệu quả

Hơi thở có mùi hôi khi thức dậy vào buổi sáng do vi khuẩn tích tụ vào ban đêm. Cùng San Dentist tìm hiểu 5 chất khắc phục tình trạng hôi miệng.

Xem thêm

Khớp cắn kêu khi há miệng có nguy hiểm không?

Khớp cắn kêu khi há miệng là tình trạng phổ biến với nhiều người. Vậy khớp cắn kêu khi há miệng có gây nguy hiểm không?

Xem thêm

Đăng Ký Dịch Vụ





    Liên hệ trực tiếp với tư vấn viên & Bác Sĩ để được giải đáp thắc mắc nhanh nhất.
    Chat zalo
    Chat Facebook