Không trồng răng sau nhổ răng có được không?

Không trồng răng sau nhổ răng có được không?

Nhổ răng là phương pháp nha khoa loại bỏ chân răng khỏi cung hàm. Vậy sau nhổ răng không trồng răng giả có gây nguy hiểm không?

Không trồng răng sau nhổ răng có được không?

Sau khi nhổ răng, nhiều người thường lơ là trong việc trồng răng giả vì cho rằng đây không phải là vấn đề quan trọng. Tuy nhiên, việc mất răng kéo theo nhiều hậu quả nghiêm trọng như ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai và mất thẩm mỹ. Do đó, sau khi nhổ răng, người bệnh cần trồng răng giả để đảm bảo an toàn cho sức khỏe răng miệng.

Không trồng răng sau nhổ răng gây hậu quả gì?

Ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ

Sau khi nhổ răng, khoảng trống trên cung hàm sẽ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Nếu nhổ răng hàm, người bệnh không cần quá lo lắng, nhưng nếu nhổ răng cửa và răng nanh sẽ gây cảm giác tự ti trong giao tiếp và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.

Suy giảm khả năng ăn nhai

Hàm răng đóng vai trò quan trọng trong việc ăn nhai và nghiền thức ăn, hỗ trợ cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Nếu không trồng răng giả sau khi nhổ răng, khả năng ăn nhai sẽ suy giảm, thức ăn không được nghiền nát, ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột. Trong quá trình ăn uống, thức ăn bám vào vị trí nhổ răng sẽ gây ra tình trạng đau nhức khó chịu.

Không trồng răng sau nhổ răng có được không?

Tiêu xương hàm

Sau quá trình nhổ răng sẽ tạo khoảng trống, làm mất sự tác động của lực nhai lên xương hàm, không kích thích tế bào xương. Theo thời gian, có thể dẫn đến tình trạng tiêu xương hàm. Người bệnh mất nhiều răng và trong thời gian dài sẽ làm giảm mật độ, số lượng và chất lượng xương hàm.

Mắc bệnh lý răng miệng

Sau nhổ răng, các khoảng trống trên nướu dễ bị trầy xước và chảy máu khi ăn uống và vệ sinh răng miệng. Ngoài ra, những khoảng trống này cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ và phát triển, gây ra các bệnh lý răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu và hôi miệng.

Không trồng răng sau nhổ răng có được không?

Phương pháp phục hình răng sau khi nhổ răng

Răng giả tháo lắp

Răng giả tháo lắp bao gồm nền hàm, khung hàm và răng sứ phục hình, được cố định bằng móc cài titan. Phương pháp này thường áp dụng cho những trường hợp mất một hay nhiều răng. Tuy nhiên, phương pháp này dễ bị bung tuột khi ăn uống và nói chuyện, tuổi thọ chỉ từ 3-5 năm, có khả năng tiêu xương hàm và tụt nướu.

Cầu răng sứ

Phương pháp cầu răng sứ được áp dụng cho trường hợp mất một răng nhưng hai răng bên cạnh còn chắc khỏe. Bác sĩ sẽ mài hai răng bên cạnh để làm trụ cho dãy cầu răng sứ. Phương pháp này đảm bảo khả năng ăn nhai, nhưng không ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm và tụt nướu.

Không trồng răng sau nhổ răng có được không?

Cấy ghép Implant

Cấy ghép Implant là phương pháp phục hình răng hiện đại nhất. Phương pháp này giúp khôi phục chân răng bằng titanium dưới xương hàm và mão sứ làm thân răng mang lại chiếc răng mới hoàn hảo. Trồng răng Implant đảm bảo khả năng ăn nhai như răng thật, ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm hiệu quả. Ngoài ra, tuổi thọ răng có thể lên đến 20 năm tùy vào quá trình chăm sóc răng miệng của người bệnh.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc liên quan đến quá trình nhổ răng hay phương pháp cấy ghép Implant, hãy liên hệ với nha khoa San Dentist qua hotline hoặc fanpage để được tư vấn và hỗ trợ.

NHA KHOA CHUYÊN SÂU RĂNG SỨ THẨM MỸ SAN DENTIST

An toàn đẹp mãi về sau

Bài viết hữu ích

Răng sâu nặng có bọc sứ được không hay nên chọn phương pháp nào?

Mục lụcKhông trồng răng sau nhổ răng có được không?Không trồng răng sau nhổ răng gây hậu quả gì?Ảnh hưởng đến tính thẩm mỹSuy giảm khả năng ăn nhaiTiêu xương hàmMắc bệnh lý răng miệngPhương pháp phục hình răng sau khi nhổ răngRăng giả tháo lắpCầu răng sứCấy ghép Implant

Xem thêm
Những lưu ý trong việc chăm sóc răng sứ

Răng sứ là loại răng áp dụng phổ biến trong nha khoa. Chúng ta cần biết cách chăm sóc răng sứ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe răng miệng.

Xem thêm
Cách bảo vệ răng sứ giúp duy trì thẩm mỹ và tăng tuổi thọ cho răng

Đây là những cách bảo vệ răng sứ hiệu quả, tăng tuổi thọ cho răng theo phương pháp đạt chuẩn nha khoa bạn nên áp dụng ngay.

Xem thêm
Nhận biết các vấn đề về răng miệng gây đau đầu

Các vấn đề răng miệng như sâu răng, mọc răng khôn, sai khớp cắn và thói quen nghiến răng có thể dẫn đến tình trạng đau đầu hoặc đau nửa đầu.

Xem thêm
Điều trị viêm nướu theo từng giai đoạn 

Viêm nướu là tình trạng nướu phản ứng viêm, đây là một bệnh lý răng miệng phổ biến. Vậy điều trị viêm nướu như thế nào? 

Xem thêm
Đây là 3 thủ phạm đang phá hủy hàm răng của bạn!

Hàm răng tiếp xúc nhiều với thức ăn, nước uống nên dễ bị vi khuẩn tấn công, dẫn đến xỉn màu, sâu răng, viêm lợi- viêm nha chu.

Xem thêm

Đăng Ký Dịch Vụ





    Liên hệ trực tiếp với tư vấn viên & Bác Sĩ để được giải đáp thắc mắc nhanh nhất.