Răng khểnh được xem là một nét đẹp tạo nên nụ cười duyên trên gương mặt của cả nam lẫn nữ. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa thực sự biết răng khểnh là gì, và cấu tạo của chúng như thế nào. Trong một vài trường hợp chúng cũng gây bất tiện trong khi ăn uống kể cả vệ sinh răng miệng. Bài viết dưới đây là các thông tin cơ bản về loại răng này.
Tìm hiểu sơ lược về răng khểnh là gì ?
Răng khểnh là gì? Răng khểnh còn được biết đến với tên gọi khác là răng nanh mọc lệch. Loại răng này mọc tại vị trí số 3 trên cung hàm và có chức năng xé thức ăn. Thay vì mọc thẳng đứng và đều như những chiếc răng khác, thì răng khểnh mọc chếch ra bên ngoài hoặc vào bên trong với dạng răng nhỏ. Đa số răng khểnh sẽ làm cho dáng của nụ cười trở nên đặc biệt và thu hút hơn.
Hầu như răng khểnh chỉ mọc ở hàm trên. Mỗi người sẽ sở hữu từ 1 cho đến 2 chiếc răng khểnh.
Tuy nhiên, đối với một số trường hợp răng khểnh mọc bên trong hay răng khểnh mọc quá cao,…sẽ làm mất đi tính thẩm mỹ.
Tại Việt Nam nói riêng cũng như các nước Đông Nam Á nói chung, người có răng khểnh thường được người khác đánh giá là người có duyên và dễ thương. Ngoài ra, răng khểnh mọc sai vị trí làm cho khớp cắn bị lệch, gây trở ngại trong việc nhai thức ăn, vệ sinh dẫn đến dễ mắc các bệnh lý về răng miệng.
Những dấu hiệu và cấu tạo của răng khểnh
Dấu hiệu nào cho thấy răng khểnh mọc
Đang ở độ tuổi thay răng, bạn rất dễ phát hiện ra răng khểnh sắp mọc ở trẻ em qua các dấu hiệu sau:
- Răng nanh sữa rụng sớm hay rụng quá muộn
- Kích thước của răng hàm và răng cửa quá lớn, mọc lấn sang vị trí của răng nanh
- Răng nanh không thể phát triển do khung hàm quá hẹp
Cấu tạo và những chức năng của răng khểnh
Để có thể biết kỹ hơn về răng khểnh, bạn nên tìm hiểu về cấu tạo và chức năng cơ bản của nó.
Cấu tạo của răng khểnh
Răng khểnh có cấu tạo giống như các chiếc răng khác trên hàm với 3 bộ phận chính là men răng, tủy răng và ngà răng. Mỗi bộ phận có những đặc điểm cũng như chức năng riêng.
- Men răng: Đây là phấn vỏ cứng ở bên ngoài nhằm bao phủ lấy thân răng, cấu tạo chủ yếu từ canxi photphat với chất vô cơ, một phần nhỏ là chất hữu cơ và nước.
- Ngà răng: Ngay dưới men răng là lớp ngà răng với cấu trúc tương tự như xương, chúng chiếm hầu hết khối lượng của răng và có màu hơi vàng. Bên trong ngà răng bao gồm các ống ngà chứa những tế bào sống. Chính vì thế mà chúng rất nhạy cảm nhất là khi men răng bị tổn thương.
- Tủy răng: Phần này chứa các sợi thần kinh, các mô liên kết và mạch máu. Một chiếc răng có từ 1 đến 4 ống tủy. Tuy nhiên, riêng răng khểnh chỉ có duy nhất một ống tủy với nhiệm vụ là nuôi sống chân răng.
Về cơ bản, răng khểnh được xem là ổn định nhất trên phần cung hàm. Vì răng khểnh có chân răng dài và khỏe hơn so với các răng bình thường.
Xem thêm: Lưu ý sau khi nhổ răng khôn mà bạn cần phải biết
Những chức năng của răng khểnh
Trong thực tế, răng khểnh không chỉ đảm nhận một chức năng mà rất nhiều chức năng khác nhau. Từ việc ăn nhai, giúp định hình các khớp cắn và bảo đảm các yếu tố thẩm mỹ.
- Răng khểnh rất chắc chắn, chịu được lực mạnh khi nhai thức ăn nên nó có nhiệm vụ là xé và nhai thức ăn.
- Do nằm ở vị trí góc của cung răng nên răng khểnh được xem là nền tảng của cung răng, với chức năng nâng đỡ cơ mặt và tạo hình.
- Giúp giảm những tác động mạnh lên hàm, góp phần ngăn chặn và bảo vệ những răng khác tránh được các nguy cơ tiềm ẩn.
- Răng khểnh quyết định khá quan trọng đến thẩm mỹ của khuôn mặt, bởi chúng thường hay xuất hiện khi chúng ta cười. Cũng bởi những yếu tố này mà kích thước cũng như hình dạng, vị trí mọc của răng khểnh sẽ quyết định đến độ đẹp xấu của hàm răng.
Trên đây là các thông tin cơ bản về răng khểnh là gì, giúp các bạn hiểu hơn về loại răng này. Hãy biết cách chăm sóc răng miệng đúng cách để luôn có nụ cười rạng ngời. Nếu bạn đang cần được tư vấn về những thông tin nhổ răng số 8 hoặc những vấn đề thì hãy nhanh chóng liên hệ ngay với nha khoa San Dentist nhé!
NHA KHOA THẨM MỸ SAN DENTIST
Địa chỉ: Số 5 Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0342 28 28 28
Email: lienhe@sandentist.vn
Website: www.sandentist.vn