Làm răng có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Làm răng có ảnh hưởng đến thai nhi không? - Điều bà bầu cần biết khi mang thai

Giai đoạn mang thai là một trong những thời điểm sức khoẻ người phụ nữ cần được quan tâm nhiều nhất. Bởi vì lúc này thể chất người mẹ mẫn cảm, dễ sinh ra các bệnh và sự tấn công của vi khuẩn. Vấn đề bệnh răng miệng cũng là tình trạng hay phát sinh nhất. Chị em luôn lo lắng liệu làm răng có ảnh hưởng đến thai nhi không? Bài viết sau đây mời các bạn cùng theo dõi cùng San Dentist để hiểu hơn về vấn đề răng hàm khi mang thai.

Vì sao phụ nữ mang thai hay gặp phải bệnh răng miệng?

Quá trình mang thai là giai đoạn cơ thể phụ nữ thay đổi nhiều nhất vì hormone thay đổi liên tục cộng thêm những xáo trộn thói quen sinh hoạt. Do đó các bệnh về răng miệng như sâu răng, viêm lợi, nha chu,… dễ mắc phải hơn.

  • Các bệnh về nướu: Viêm, sưng nướu do sâu răng. Khi mang bầu các chị em cầu cung cấp nhiều năng lượng từ ăn uống, nên mảng bám trên răng là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn hoạt động.
  • Khi mang thai nước bọt tiết ra nhiều hơn, làm thay đổi môi trường PH trong khoang miệng, suy giảm khả năng bảo vệ, từ đó răng cũng yếu hơn.

Làm răng có ảnh hưởng đến thai nhi không? - Điều bà bầu cần biết khi mang thai

Theo nghiên cứu của Hiệp hội nha khoa Mỹ đã tiến hành kiểm nghiệm thực tế, phụ nữ mang thai nếu gặp phải vấn đề răng miệng nhưng không được chữa trị sẽ rất dễ dẫn đến nguy cơ sinh non trước tuần 35 cao gấp 3 lần sao với những phụ nữ khỏe mạnh.

Làm răng có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Khi mang thai cơ thể người mẹ rất nhạy cảm và thể trạng thai nhi cũng còn rất non nớt, những tác động dù nhỏ nhưng lại gây ra nhiều vấn đề không thể lường trước được. Do đó, khi mỗi lần thăm khám nha khoa bác sĩ sẽ rất cẩn trọng hạn chế các tác động trực tiếp vào răng.

Bên cạnh đó, mẹ bầu trước khi làm răng phải nhận được sự đồng thuận của bác sĩ sản khoa để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Phụ nữ khi mang thai có thể làm răng vào khoảng giữa thai kỳ, tức tháng thứ 3 đến tháng thứ 6. Bởi vì thời điểm này sức khỏe thai nhi đã khỏe hơn. Hai giai đoạn đầu và cuối thai theo khuyến cáo nha khoa mẹ bầu không nên làm răng sẽ ảnh hưởng đến thai nhi về sau.

  • Ba tháng đầu mang thai, em bé chỉ mới trong giai đoạn hình thành đầu đời do đó sức khoẻ của em bé rất yếu, không thể can thiệp bất cứ việc nào lên cơ thể mẹ.
  • Những tháng cuối thai kỳ, thai đã phát triển khá lớn và hoàn thiện việc di chuyển đi lại cũng như nằm quá lâu trên ghế sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ, gây ra những khó chịu cho bé.

Làm răng có ảnh hưởng đến thai nhi không? - Điều bà bầu cần biết khi mang thai

>>>Xem thêm: Răng sau bọc sứ bị đau nguyên nhân do đâu?

Bảo vệ sức khỏe răng miệng cho mẹ bầu

Khám răng định kỳ trong giai đoạn mang thai

Vì sự thay đổi của nội tiết tố nên mẹ cần thường xuyên định kỳ đi thăm khám về sức khỏe răng miệng để ngăn ngừa các bệnh sớm nhất có thể. Đối với lần khám răng đầu tiên cần lưu ý phải thông báo cho bác sĩ biết về mình đang mang thai để có những phương án điều trị phù hợp.

Mẹ cần chú ý, tránh xa các tia X, vì có thể làm dị dạng thai nhi trong những tuần thai đầu. Và nếu có phát sinh các vấn đề về răng cần đến ngay bác sĩ nha khoa để được chăm sóc tốt nhất. Bạn nên nhớ rằng, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc bên ngoài để tự điều trị, cách chữa trị này sẽ gây hậu quả không thể lường trước đến bào thai.

Tạo thói quen chăm sóc răng miệng sạch sẽ

Vệ sinh răng miệng cần được chú ý đặc biệt thời gian này. Bên cạnh thói quen đánh răng 2-3 lần mỗi ngày, sau các bữa ăn thì bạn nên kết hợp dùng thêm nước súc miệng chứa Flour mỗi đêm. Không chỉ vậy, bạn nên dùng chỉ nha khoa để loại bỏ sạch thức ăn thừa mắc lại ở kẽ răng tránh bị tồn đọng tạo thành mảng bám. Ngoài ra, hãy tham khảo ý kiến nha sĩ để có cho mình những cách chăm sóc răng miệng an tâm nhất.

Làm răng có ảnh hưởng đến thai nhi không? - Điều bà bầu cần biết khi mang thai

Theo dõi các dấu hiệu răng miệng

Hormone gia tăng trong cơ thể mẹ khiến viêm nướu thai nghén, đỏ, sưng tấy, thậm chí chảy máu chân răng. Tình trạng viêm nướu hay diễn ra từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 8 của thai kỳ và dài đến nhiều tháng sau sinh em bé. Vì thế, các mẹ trong giai đoạn mang thai nếu bị viêm nướu cần phải đến gặp bác sĩ nha khoa để được tư vấn và điều trị.

Với những thông tin San Dentist gửi đến các mẹ bỉm, hy vọng các bạn đã biết được làm răng có ảnh hưởng đến thai nhi không, và các cách cần chuẩn bị để đảm bảo cho mình một hàm răng xinh, khoẻ dù ở giai đoạn nào trong cuộc đời.

Nếu bạn đang quan tâm đến phương pháp phủ sứ thẩm mỹ, thì hãy liên hệ ngay với nha khoa San Dentist để được thăm khác và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất nhé!

NHA KHOA THẨM MỸ SAN DENTIST

Địa chỉ: Số 5 Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Hotline: 0342 28 28 28

Email: lienhe@sandentist.vn

Website: www.sandentist.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/sandentistvn

Bài viết hữu ích

Tẩy trắng răng có tác dụng trong bao lâu?

Tẩy trắng răng là phương pháp thẩm mỹ giúp răng trở nên trắng sáng hơn. Tuy nhiên, tẩy trắng răng có thời hạn sử dụng trong bao lâu?

Xem thêm
Bị viêm lợi có nên lấy cao răng hay không?

Lấy cao răng là phương pháp làm sạch khoang miệng hiệu quả. Tuy nhiên, khi đang bị viêm lợi có nên thực hiện lấy cao răng hay không?

Xem thêm
5 biến chứng sau nhổ răng không nên xem nhẹ!

Biến chứng sau khi nhổ răng có thể xảy ra với nhiều lý do khác nhau, điều này xuất phát từ các nguyên nhân mà người bệnh không ngờ đến. 

Xem thêm
Khách hàng review về phương pháp phủ răng sứ thẩm mỹ tại Nha khoa San Dentist

Bạn đang có ý định phủ răng sứ thẩm mỹ nhưng không biết nó có thực sự hiệu quả. Hãy tham khảo review phủ răng sứ tại San Dentist nhé!

Xem thêm
5 cách lấy cao răng đơn giản tại nhà

Lấy cao răng tại nhà đơn giản và hiệu quả là điều mà ai cũng mong muốn. Dưới đây là 5 cách lấy cao răng đơn giản tại nhà.

Xem thêm
Làm răng sứ cao cấp ở đâu uy tín?

Mục lụcVì sao phụ nữ mang thai hay gặp phải bệnh răng miệng?Làm răng có ảnh hưởng đến thai nhi không?Bảo vệ sức khỏe răng miệng cho mẹ bầuKhám răng định kỳ trong giai đoạn mang thaiTạo thói quen chăm sóc răng miệng sạch sẽTheo dõi các dấu hiệu răng

Xem thêm

Đăng Ký Dịch Vụ





    Liên hệ trực tiếp với tư vấn viên & Bác Sĩ để được giải đáp thắc mắc nhanh nhất.