5 lưu ý khi người cao tuổi muốn trồng răng

5 lưu ý khi người cao tuổi muốn trồng răng

Trồng răng là phương pháp nha khoa giúp khôi phục khả năng ăn nhai và cải thiện sức khỏe nhờ hấp thu chất dinh dưỡng tốt.

Trồng răng là phương pháp thường áp dụng cho những người cao tuổi bị mất răng. Phương pháp này khôi phục khả năng ăn nhai, giúp người bệnh cải thiện sức khỏe và khả năng hấp thu chất dinh dưỡng tốt. Người cao tuổi trồng răng sớm sẽ ngăn chặn được nhiều nguy cơ tìm ẩn như tiêu xương răng và mất nhiều răng hơn. Hãy cùng nha khoa San Dentist tìm hiểu về 5 lưu ý dành cho người cao tuổi khi muốn trồng răng.

5 lưu ý khi người cao tuổi muốn trồng răng

Người cao tuổi có thể trồng răng Implant

Trụ Implant có kích thước nhỏ được làm từ Titanium, sử dụng để cấy ghép vào xương hàm để thực hiện chức năng của chân răng. Sau khi trụ Implant bám chặt với xương hàm, bác sĩ sẽ phục hình răng sứ lên trên để tạo thành một chiếc răng hoàn chỉnh. Trồng răng Implant hoàn toàn khác với các phương pháp truyền thống là khả năng bảo tồn xương hàm. Do đó, hoạt động của răng giả cũng tương tự như răng thật.

Khi đến nha khoa để thực hiện trồng răng, người cao tuổi cần thông báo với bác sĩ tình trạng bệnh lý của bản thân để được tư vấn chính xác. Ngoài ra, nha khoa hiện đại sẽ sử dụng trang thiết bị tiên tiến giúp kiểm tra chính xác tình trạng bệnh lý.

Người cao tuổi có thể làm cầu răng sứ

Người cao tuổi cũng có thể sử dụng phương pháp cầu răng sứ để khôi phục thân răng bị mất. Người bệnh mất 1 răng, bác sĩ sẽ mài 2 răng bên cạnh và gắn 3 cầu răng sứ lên trên. Phương pháp này mang lại ưu điểm vượt trội như thời gian thực hiện nhanh chóng chỉ mất khoảng 2-4 ngày, đảm bảo lực nhai tốt khoảng 60-70% răng tự nhiên.

Tuy nhiên, thời gian sử dụng lâu sẽ bị ảnh hưởng. Dưới tác động cơ, hóa học, sức khỏe của các răng ít nhiều đều giảm sút. Nếu răng yếu, tuổi thọ và lực nhai của cầu răng sẽ không được đảm bảo. Ngoài ra, phương pháp cầu răng sứ không ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm. Phương pháp trồng răng này chỉ áp dụng cho người cao tuổi mất 1 hay ít răng. Trường hợp mất nhiều răng liên tiếp sẽ không thể sử dụng biện pháp này.

5 lưu ý khi người cao tuổi muốn trồng răng

Người cao tuổi làm răng giả tháo lắp khi nào?

Răng giả tháo lắp là phương pháp phục hình thân răng. Răng giả có cấu tạo bao gồm nền hàm nhựa mô phỏng nướu răng và răng giả ép lên trên. Phương pháp trồng răng này được thực hiện khá đơn giản và nhanh chóng bằng cách lấy dấu hàm và gửi thông số cho kỹ thuật viên tạo hàm răng giả tháo lắp. Sau đó, người cao tuổi sẽ được lắp răng giả lên nướu.

Tuy nhiên, răng giả tháo lắp không đảm bảo lực nhai, chỉ khoảng 30-40% răng tự nhiên. Răng giả tháo lắp không được gắn cố định nên gặp nhiều hạn chế và không ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm.

Chi phí thực hiện trồng răng

Để thực hiện phương pháp trồng răng, người cao tuổi cần chuẩn bị chi phí để thanh toán trước khi tiến hành điều trị. Theo các chuyên gia, chi phí trồng răng Implant rơi vào khoảng 16.500.000 – 28.200.000 đồng/răng.

Chi phí bắc cầu răng sứ phụ thuộc vào số lượng và giá của loại răng sứ được sử dụng. Chi phí 1 răng sứ dao động từ 1.000.000 – 7.000.000 đồng. Chi phí làm răng giả tháo lắp thường dao động từ 30.000 – 500.000 đồng.

5 lưu ý khi người cao tuổi muốn trồng răng

Lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín

Các phương pháp trồng răng có thành công hay không sẽ phụ thuộc vào tay nghề bác sĩ. Người bệnh cần lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín và chất lượng để thực hiện trồng răng nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe răng miệng và đảm bảo kết quả.

Các cơ sở nha khoa cần đảm bảo đủ tiêu chí về trình độ chuyên môn, cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật để giúp người cao tuổi trồng răng đạt kết quả như mong muốn. Người cao tuổi sẽ được chuẩn đoán chính xác tình trạng răng miệng và phác họa sơ đồ điều trị rõ ràng.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc liên quan đến 5 lưu ý của người cao tuổi khi trồng răng hay phương pháp cấy ghép Implant, hãy liên hệ với nha khoa San Dentist qua hotline hoặc fanpage để được tư vấn và hỗ trợ.

NHA KHOA CHUYÊN SÂU RĂNG SỨ THẨM MỸ SAN DENTIST

An toàn đẹp mãi về sau

Bài viết hữu ích

Phủ sứ thẩm mỹ là gì và phủ sứ thẩm mỹ giá bao nhiêu? 

Phủ sứ thẩm mỹ đang là phương pháp làm răng tối ưu mà nhiều người lựa chọn giúp tăng tính thẩm mỹ và che đi khuyết điểm trên hàm răng.

Xem thêm
Điều trị tủy răng cho trẻ có nguy hiểm không?

Bệnh sâu răng và viêm tủy là hai bệnh lý phổ biến ở trẻ em. Vậy điều trị tủy răng cho trẻ có nguy hiểm gì không?

Xem thêm
Làm răng sứ có phải lấy cao răng không?

Để đảm bảo tính thẩm mỹ cho hàm răng, nhiều người đã lựa chọn cách làm răng sứ. Vậy răng sứ có phải thực hiện lấy cao răng hay không?

Xem thêm
Cạo vôi răng siêu âm mang lại lợi ích gì?

Vôi răng được hình thành do vi khuẩn và mảng bám thức ăn. Phương pháp cạo vôi răng siêu âm đang được nhiều người ưa chuộng.

Xem thêm
Phương pháp trám răng Inlay/Onlay là gì?

Trám răng Inlay/Onlay là phương pháp phục hình răng bị sứt mẻ mà không cần mão răng, giúp cải thiện chức năng và thẩm mỹ hàm răng. 

Xem thêm
Làm răng sứ có hại không – Nguy cơ tiềm ẩn là gì?

Bạn không biết làm răng sứ có hại không, nguy cơ tiềm ẩn là gì? Bạn sợ làm răng sứ chi phí cao lại mang những nỗi lo không đáng có.

Xem thêm

Đăng Ký Dịch Vụ





    Liên hệ trực tiếp với tư vấn viên & Bác Sĩ để được giải đáp thắc mắc nhanh nhất.