Răng hàm đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc và chức năng của hàm răng. Vậy trồng răng hàm có gây đau nhức không?
Trường hợp nên trồng răng hàm
Răng hàm bị mất có thể ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai của người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời, có thể xảy ra biến chứng tiêu xương hàm, gương mặt mất cân đối và dấu hiệu lão hóa sớm. Sau đây là những trường hợp nên thực hiện phương pháp trồng răng hàm để đảm bảo an toàn cho sức khỏe răng miệng.
- Người bệnh nhai chậm và yếu do mất răng hàm.
- Răng hàm bị lung lay và đau nhức dữ dội.
- Sau khi nhổ răng hàm bị sâu.
- Răng cấm mọc lệch ảnh hưởng đến các răng khác, cản trở quá trình ăn uống.
- Răng bị thưa và nhiều kẽ hở nghiêm trọng.
Trồng răng hàm có gây đau nhức không?
Hiện nay, kỹ thuật trồng răng hàm hiện đại và sử dụng trang thiết bị tiên tiến đã giúp giảm thiểu cảm giác đau nhức khó chịu. Sau quá trình trồng răng hàm, bác sĩ sẽ hướng dẫn chi tiết về cách chăm sóc răng miệng, điều này giúp người bệnh hạn chế tình trạng sưng tấy và chảy máu.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, trồng răng hàm có thể gây ra cảm giác đau nhức khó chịu. Điều này thường xảy ra vì răng hàm là vị trí nhạy cảm và chịu lực nhai chính. Người bệnh có thể gặp cảm giác đau nhẹ sau quá trình trồng răng hàm. Tuy nhiên, tình trạng đau nhức này không ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày và thường sẽ giảm dần theo thời gian.
Các phương pháp trồng răng hàm
Trồng răng giả tháo lắp
Phương pháp hàm giả tháo lắp giúp phục hình răng hàm bị mất. Phương pháp hàm giả tháo lắp là kỹ thuật sử dụng một chiếc răng giả gắn trực tiếp vào phần hàm răng thật.
Ưu điểm
- Chi phí thực hiện không cao.
- Cải thiện quá trình ăn uống và vệ sinh răng miệng.
- Thời gian trồng răng hàm không mất nhiều thời gian.
- Người bệnh không cần mài răng, quá trình phẫu thuật diễn ra đơn giản.
Nhược điểm
- Nguy cơ gây ra tình trạng tiêu xương hàm.
- Khôi phục khả năng ăn nhai từ 30-40%.
- Nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng như tụt nướu và viêm nướu.
- Thực hiện thay thế răng mới sau một thời gian sử dụng.
Trồng răng hàm bằng cầu răng sứ
Cầu răng sứ là kỹ thuật trồng răng cố định, được áp dụng cho những trường hợp mất số lượng răng không nhiều. Tuy nhiên, để thực hiện kỹ thuật này, bác sĩ sẽ phải mài bớt một số răng ở bên cạnh để làm trụ bắt cầu.
Ưu điểm
- Khôi phục khả năng ăn nhai hơn phương pháp hàm giả tháo lắp.
- Mang lại tính thẩm mỹ cao.
- Cầu răng sứ có độ bền cao lên đến 10 năm nếu người bệnh chăm sóc răng miệng đúng cách.
Nhược điểm
- Xuất hiện tình trạng tiêu xương hàm.
- Phương pháp này yêu cầu 2 răng kế bên khỏe mạnh để làm cho phần mão răng.
- Không áp dụng cho trường hợp mất răng toàn hàm.
Trồng răng hàm bằng cấy ghép Implant
Phương pháp cấy ghép Implant là kỹ thuật trồng răng cố định vào xương hàm. Bác sĩ sẽ sử dụng trụ Implant để thay thế cho chân răng thật bên trong xương hàm. Răng Implant có kết cấu giống với răng thật bao gồm trụ Implant, khớp nối Abutment và mão răng sứ. Phương pháp cấy ghép Implant thường được sử dụng trong trường hợp mất một hoặc nhiều răng hoặc toàn hàm.
Ưu điểm
- Ngặn chặn tình trạng tiêu xương hàm hiệu quả.
- Không ảnh hưởng đến các răng bên cạnh và áp dụng cho nhiều trường hợp mất răng.
- Khôi phục khả năng ăn nhai lên đến 100%.
- Đảm bảo tính thẩm mỹ cao.
- Răng Implant có độ bền lên đến 25 năm hoặc có thể vĩnh viễn, tùy thuộc vào quá trình chăm sóc răng miệng của mỗi người.
Nhược điểm
- Chi phí thực hiện khá cao.
- Đòi hỏi tay nghề bác sĩ chuyên môn cao và trang thiết bị hiện đại.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc liên quan đến phương pháp trồng răng hàm hay cấy ghép Implant, hãy liên hệ với nha khoa San Dentist qua hotline hoặc fanpage để được tư vấn và hỗ trợ.
NHA KHOA CHUYÊN SÂU RĂNG SỨ THẨM MỸ SAN DENTISTAn toàn đẹp mãi về sau
- Địa chỉ: Số 5 Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
- Hotline: 0342 28 28 28
- Email: lienhe@sandentist.vn
- Website: www.sandentist.vn
- Fanpage: https://www.facebook.com/sandentistvn