Răng khôn bị sâu cần xử lý như thế nào?

Răng khôn bị sâu cần xử lý như thế nào?

Răng khôn bị sâu là vấn đề sức khỏe răng miệng phổ biến, người bệnh sẽ phải đối mặt với tình trạng đau nhức khó chịu.

Răng khôn thường mọc trong khoảng 17 đến 25 tuổi, thậm chí muộn hơn. Trong quá trình mọc răng khôn có thể gây đau nhức khó chịu. Ngoài ra, việc chăm sóc chiếc răng khôn nằm sâu bên trong rất khó khăn nên có nguy cơ cao bị sâu. Hãy cùng nha khoa San Dentist tìm hiểu về tình trạng răng khôn bị sâu nhé!

Răng khôn bị sâu do đâu?

Răng khôn thường mọc lệch, mọc xô và mọc chen chúc nhau. Răng khôn mọc trong cùng, khá hẹp trong khoang miệng nên khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng. Những mảng bám thức ăn không được loại bỏ sẽ trở thành cao răng. Vi khuẩn trong cao răng sẽ tấn công men răng dẫn đến tình trạng sâu răng. Theo các chuyên gia, tỷ lệ nhổ răng khôn bị sâu chiếm khoảng 15%.

Răng khôn bị sâu cần xử lý như thế nào?

Dấu hiệu nhận biết răng khôn bị sâu

Răng khôn bị sâu ở giai đoạn đầu rất khó nhận biết. Tình trạng này không được xử lý kịp thời sẽ khiến sâu răng phát triển nặng hơn, lây lan sang các răng khác. Răng khôn bị sâu có thể xuất hiện các triệu chứng như:

  • Cảm giác đau nhức và nhạy cảm ở vùng nướu.
  • Nướu mềm, sưng đỏ và chảy máu.
  • Xuất hiện chất dịch màu trắng xung quanh răng.
  • Hơi thở có mùi hôi hoặc vị chua khó chịu.
  • Đau, sưng và cứng hàm.
  • Khó khăn trong việc mở miệng, nhất là thở và nói chuyện.

Răng khôn bị sâu cần xử lý như thế nào?

Cách xử lý tình trạng răng khôn bị sâu

Tùy thuộc vào mức độ sâu răng nhẹ hay nặng, bác sĩ sẽ đưa ra quyết định cho uống thuốc, trám răng hay nhổ răng. Cách xử lý tình trạng răng khôn bị sâu như sau:

  • Fluor: Phương pháp này thường áp dụng cho những trường hợp sâu răng nhẹ, sử dụng fluor nhằm ngăn chặn vi khuẩn tạo axit. Người bệnh có thể sử dụng kem đánh răng hay nước súc miệng có chứa fluor để vệ sinh răng miệng.
  • Trám răng: Phương pháp trám răng khi răng khôn bị sâu nhưng chưa xâm nhập vào tủy. Người bệnh cần lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín và chất lượng để thực hiện trám răng nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe răng miệng.
  • Điều trị tủy: Phương pháp này áp dụng cho những trường hợp sâu răng đã xâm nhập vào tủy. Tủy răng chứa nhiều mạch máu và dây thần kinh nên không thể sử dụng hai phương pháp trên.
  • Nhổ răng khô bị sâu: Phương pháp này được thực hiện khi răng bị nhiễm trùng nghiêm trọng và có nguy cao lan rộng sang các răng xung quanh.

Răng khôn bị sâu cần xử lý như thế nào?

Sau khi nhổ răng khôn cần chăm sóc răng miệng thế nào?

Sau khi thực hiện phương pháp nhổ răng khôn bị sâu, người bệnh cần lưu ý những điều sau:

  • Giữ chặt bông gòn từ 1,5-2 giờ cho đến khi máu ngừng chảy. Nếu máu chảy liên tục, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.
  • Sau nhổ răng, người bệnh có thể chườm lạnh để giảm sưng vùng môi, má trong 15 phút. Những ngày tiếp theo có thể sử dụng khăn ấm đắp lên giúp tan máu tụ và giảm sưng.
  • Uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ và dành thời gian nghỉ ngơi. Không nên súc miệng, khạc nhổ và làm việc nặng trong vòng 24 giờ sau khi nhổ răng.
  • Ăn thực phẩm mềm như cháo, súp và sữa để răng nghỉ ngơi. Bổ sung bơ, yến mạch và cá hồi để thúc đẩy nhanh quá trình lành thương.
  • Hạn chế ăn thực phẩm cứng, dai, cay và chua để vết thương nhanh chóng hồi phục.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc liên quan đến tình trạng răng khôn bị sâu hay phương pháp cấy ghép Implant, hãy liên hệ với nha khoa San Dentist qua hotline hoặc fanpage để được tư vấn và hỗ trợ.

NHA KHOA CHUYÊN SÂU RĂNG SỨ THẨM MỸ SAN DENTIST

An toàn đẹp mãi về sau

Bài viết hữu ích

Nhổ răng hàm: Người bệnh cần lưu ý những gì?

Răng hàm mọc lệch hoặc sâu răng nặng sẽ gây ảnh hưởng đến cấu trúc răng, trong trường hợp này, người bệnh cần phải nhổ răng hàm.

Xem thêm
Viêm nướu răng uống thuốc gì cho nhanh khỏi?

Viêm nướu răng hay còn gọi là viêm lợi là vấn đề răng miệng phổ biến, vậy khi gặp tình trạng này nên uống thuốc gì cho nhanh khỏi?

Xem thêm
6 loại “thần dược” trong việc chăm sóc răng miệng

Chăm sóc răng miệng là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe. Chúng ta cần bổ sung dưỡng chất cần thiết cho răng miệng với 6 loại thực phẩm này. 

Xem thêm
Răng khểnh là gì? Và những sự thật thú vị về răng khểnh

Răng khểnh là gì? Và những điều cần biết về răng khểnh. Hãy cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.

Xem thêm
Xylitol là gì? Nhai kẹo cao su xylitol có thực sự tốt cho sức khỏe không?

Xylitol có khả năng ngăn ngừa sâu răng hiệu quả. Do đó, Xylitol được các chuyên gia khuyên dùng để giảm thiểu các vấn đề về răng miệng. 

Xem thêm
Quy trình trồng răng Implant đạt chuẩn nha khoa

Trồng răng Implant khắc phục tình trạng mất răng, răng thưa giúp bạn tự tin hơn. Dưới đây là quy trình đạt chuẩn nha khoa bạn nên biết.

Xem thêm

Đăng Ký Dịch Vụ





    Liên hệ trực tiếp với tư vấn viên & Bác Sĩ để được giải đáp thắc mắc nhanh nhất.