Nướu răng nổi cục thịt: Nguyên nhân và cách điều trị

Nướu răng nổi cục thịt: Nguyên nhân và cách điều trị

Tình trạng nướu răng nổi cục thịt (nướu lồi thịt) sẽ không gây cảm giác đau, tuy nhiên nó lại gây ra tình trạng khó chịu và ảnh hưởng tới sinh hoạt.

Nướu răng nổi cục thịt: Nguyên nhân và cách điều trị

Để tránh tình trạng này ảnh hưởng nghiêm trọng hơn, chúng ta cần hiểu rõ nguyên nhân gây ra nó và đề ra phương pháp điều trị dứt điểm.

Nướu răng nổi cục thịt do đâu?

Nướu răng nổi cục thịt do u nang

U nang là tình trạng một túi nhỏ chứa không khí hoặc chất dịch lỏng xuất hiện trong nướu, xung quanh thân răng hoặc các răng mọc ngầm. Tình trạng này thường phát triển chậm và không gây ra các triệu chứng, trừ khi bị nhiễm trùng nghiêm trọng. Nếu u nang trở nên nhiễm trùng, người bệnh có thể bị đau nhức và sưng tấy ở khu vực xung quanh u.

Khi u nang phát triển mạnh, nó có thể làm suy yếu hàm răng trong thời gian dài. Do đó, người bệnh cần thăm khám bác sĩ để kiểm tra và loại bỏ u nang cũng như điều trị vùng chân răng để ngăn chặn tình trạng tái phát.

Nướu răng nổi cục thịt: Nguyên nhân và cách điều trị

Áp xe làm chân răng lồi thịt

Áp xe nướu còn được gọi là áp xe nha chu, là một tình trạng viêm nhiễm xảy ra trên nướu do sự tác động của vi khuẩn. Triệu chứng của áp xe bao gồm đau nhói đột ngột, đau tai và lan ra hàm và cổ, cơn đau sẽ tăng lên khi nằm xuống, nướu và mặt trở nên đỏ và sưng.

Nếu bạn gặp tình trạng áp xe, hãy gặp bác sĩ để điều trị và ngăn chặn nhiễm trùng hình thành. Trong trường hợp nhiễm trùng nghiêm trọng, bác sĩ có thể thực hiện việc nhổ răng hoặc lấy tủy răng. Điều này giúp giảm đau và đảm bảo quá trình hồi phục khỏi tình trạng áp xe.

Tình trạng nhiệt miệng

Nhiệt miệng là xuất hiện các vết loét trong miệng, đặc biệt là trên nướu răng. Nhiệt miệng thường đi kèm với một số triệu chứng như sự xuất hiện các vết trắng hoặc vàng có viền đỏ trong miệng, sưng và gây đau nhức khi ăn và vệ sinh răng miệng.

Thường thì nhiệt miệng sẽ tự lành sau một đến hai tuần, và trong thời gian này, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ.

Tình trạng u xơ

Theo các chuyên gia, u xơ trong miệng không phải là ung thư, mà chúng xuất hiện do kích ứng từ răng giả hoặc các thiết bị răng miệng khác. U xơ thường xuất hiện ở phía trong má, dưới răng giả, hai bên lưỡi và phía trong môi.

Các dấu hiệu của u xơ bao gồm những cục u cứng, có hình dạng tròn và không gây đau. Tuy nhiên, u xơ có màu sắc từ tối đến nhạt, phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Trong một số trường hợp, u xơ không cần điều trị, nhưng nếu kích thước quá lớn, chúng ta nên tiến hành loại bỏ khối u.

Tình trạng u hạt nhiễm khuẩn

U hạt nhiễm khuẩn là một tình trạng gây ra nướu răng nổi cục thịt. U hạt xuất hiện vết sưng đỏ, dễ chảy máu trên nướu, thường do những chấn thương nhỏ và kích ứng ở răng. Các vết u hạt nhiễm khuẩn thường mềm, không đau và có màu sắc đậm. Để khắc phục tình trạng này, phẫu thuật cắt bỏ khối u là một biện pháp được áp dụng.

Hiện tượng lồi xương hàm

Lồi xương hàm là khi xương hàm phình lên và có hình dạng tròn, thường là nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng nướu răng bị nổi cục thịt. Các vết u có thể xuất hiện ở phía trong hàm, xung quanh lưỡi, dưới và trên hàm răng.

Nướu răng nổi cục thịt: Nguyên nhân và cách điều trị

Tình trạng này phát triển chậm nhưng có thể dẫn đến sự hình thành các khối u ở nhiều hình dạng khác nhau. Những khối u này thường là cứng và mịn, và hiếm khi cần điều trị.

Ung thư miệng

Những khối u trên nướu răng thường gây ra các vết sưng và có triệu chứng như vết loét khó lành, mảng trắng hoặc đỏ xuất hiện trên nướu, đau lưỡi thường xuyên, đau hàm và gặp khó khăn trong việc nhai và nuốt thức ăn, cùng với tình trạng viêm họng.

Khi gặp tình trạng này, nên đến bác sĩ để được khắc phục kịp thời. Bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết nướu để lấy mẫu mô từ các vết sưng và kiểm tra tế bào ung thư. Trong trường hợp bị ung thư miệng, bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp điều trị như hóa trị, xạ trị, phẫu thuật, hoặc kết hợp cả ba phương pháp đối với các trường hợp nghiêm trọng.

Chăm sóc răng miệng đúng cách dể ngăn chặn nướu răng nổi mụt thịt

Vệ sinh răng miệng đúng cách có thể giúp giảm tình trạng nướu răng nổi cục thịt một cách hiệu quả. Ngoài việc đánh răng hai lần mỗi ngày, sử dụng bàn chải lông mềm và kỹ thuật đánh răng đúng, chúng ta cần kết hợp việc súc miệng bằng nước muối và sử dụng nước tỏi để rửa các vết sưng trên nướu. Ngoài ra, có thể bôi dầu đinh hương hoặc dầu tràm trà để giảm tình trạng sưng tấy.

Nướu răng nổi cục thịt: Nguyên nhân và cách điều trị

Ngoài việc tự bảo vệ răng miệng tại nhà, chúng ta nên đến bác sĩ nếu gặp các triệu chứng như sốt, đau nhức, hơi thở có mùi hôi, vết loét khó lành, xuất hiện cục u có màu đỏ hoặc trắng bên trong miệng và môi, và các vết loét và cục u gây chảy máu nghiêm trọng.

Tình trạng nướu răng nổi cục thịt thường không quá nguy hiểm, tuy nhiên, chúng ta cần kiểm tra sức khỏe răng miệng để bác sĩ điều trị kịp thời các bệnh liên quan đến nướu.

Nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ với San Dentist qua website, fanpage hoặc hotline để được giải đáp nhé!

NHA KHOA CHUYÊN SÂU RĂNG SỨ THẨM MỸ SAN DENTIST

An toàn đẹp mãi về sau

Bài viết hữu ích

Chuyên gia giải đáp thắc mắc làm răng sứ khi về già có sao không

Làm răng sứ khi về già có sao không là mối quan tâm của rất nhiều người đang có nhu cầu làm răng sứ. Hãy để San Dentist giải đáp ngay nhé.

Xem thêm

Viêm lợi: Nên ăn gì và không nên ăn gì?

Viêm lợi là bệnh lý khá phổ biến do vệ sinh răng miệng và chế độ ăn uống không lành mạnh. Vậy viêm lợi nên ăn gì và không nên ăn gì?

Xem thêm

Trồng răng implant có đau không? Làm thế nào để giảm đau sau cấy ghép implant?

Khi tìm hiểu về cấy ghép implant thì nhiều khách hàng đặt ra thắc mắc rằng trồng răng implant có đau không. Cùng San Dentist tìm hiểu nhé!

Xem thêm

Bút tẩy trắng răng có phải là dụng cụ an toàn?

Bút tẩy trắng răng giúp làm trắng răng tại nhà nhanh chóng, tuy nhiên, dụng cụ này có mang lại an toàn cho sức khỏe răng miệng? 

Xem thêm

Người bệnh tiểu đường có nên nhổ răng không?

Người bị tiểu đường dễ nhiễm trùng, do đó cần kiểm soát lượng máu khi nhổ răng và chăm sóc răng miệng đúng cách để đảm bảo an toàn.

Xem thêm

Top 10 địa chỉ làm răng sứ tốt nhất TP.HCM

Làm răng sứ là nhu cầu làm đẹp của nhiều người, hãy cùng nha khoa San Dentist tìm hiểu 10 địa chỉ làm răng sứ tốt nhất TP.HCM nhé!

Xem thêm

Đăng Ký Dịch Vụ





    Liên hệ trực tiếp với tư vấn viên & Bác Sĩ để được giải đáp thắc mắc nhanh nhất.
    Chat zalo
    Chat Facebook