Nhổ răng hàm: Người bệnh cần lưu ý những gì?

Nếu nhổ răng hàm, người bệnh cần lưu ý những gì?

Răng hàm mọc lệch hoặc sâu răng nặng sẽ gây ảnh hưởng đến cấu trúc răng, trong trường hợp này, người bệnh cần phải nhổ răng hàm.

Nếu nhổ răng hàm, người bệnh cần lưu ý những gì?

Răng hàm là răng gì?

Người trưởng thành sẽ có tổng cộng 32 chiếc răng, chia đều cho hai hàm mỗi hàm 16 chiếc răng. Các răng sẽ được chia thành 4 nhóm chính gồm răng cửa (răng số 1 và 2), răng nanh (răng số 3), răng tiền hàm (răng số 4 và 5) và răng hàm (răng số 6, 7 và 8). Răng số 8 thuộc nhóm răng hàm và được gọi là răng khôn.

Nhổ răng hàm có nguy hiểm đến sức khỏe không?

Răng hàm là loại răng phức tạp, bao gồm 4 chân răng. Nếu người bệnh được chỉ định nhổ mà không đạt chuẩn y khoa, sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng. Chảy máu kéo dài và không ngừng sau khi nhổ răng hàm có thể khiến bệnh nhân mất máu nhiều và nguy hiểm đến tính mạng. Viêm nhiễm có thể xảy ra nếu dụng cụ hay môi trường nhổ răng không đảm bảo diệt khuẩn, gây nhiễm trùng trong và sau khi nhổ.

Do đó, người bệnh cần lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín và chất lượng để nhổ răng hàm đảm bảo an toàn và bảo vệ sức khỏe răng miệng. Bác sĩ tại nha khoa uy tín sẽ được đào tạo chuyên sâu và sử dụng trang thiết bị hiện đại để giúp quá trình nhổ răng được an toàn, nhanh chóng và không gây đau nhức cho người bệnh.

Nếu nhổ răng hàm, người bệnh cần lưu ý những gì?

Nhổ răng hàm có cần trồng lại răng không?

Răng hàm đóng vai trò quan trọng trong việc nhai thức ăn và ảnh hưởng đến một số dây thần kinh. Nếu người bệnh được chỉ định nhổ, nên thực hiện trồng răng ngay để tránh gặp các vấn đề không như mong muốn.

Thiếu răng hàm sẽ ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai và nghiền nát thức ăn, gây hại cho hệ tiêu hóa. Khi nhổ răng sẽ làm cho lực nhai giảm có thể dẫn đến viêm đường ruột. Khi răng hàm bị nhổ, vùng nướu trống sẽ bị tổn thương và có thể gây đau nhức. Thiếu răng hàm cũng làm xương ổ răng sụt giảm, mô nướu và mô mềm của cơ mặt không được nâng đỡ dẫn đến tình trạng tụt nướu, hai má bị hóp lại và da mặt lão hóa sớm.

Nếu người bệnh nhổ mà không trồng răng ngay, sẽ gây ra tình trạng xương hàm sụt xuống, làm cho răng bên cạnh bị dịch chuyển và răng đối diện mất lực nâng đỡ, sẽ trồi lên hoặc hạ xuống vào khoảng trống mất răng. Tình trạng này sẽ làm cho khớp cắn bị xáo trộn, khó khăn trong việc ăn uống và gây ra các vấn đề liên quan đến khớp thái dương hàm.

Mất răng hàm cũng sẽ gây ra tình trạng nướu răng bị trầy xước, chảy máu khi vệ sinh răng miệng, điều này cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây ra các bệnh lý răng miệng.

Nếu mất răng hàm trên, xoang hàm sẽ mở rộng xuống các vị trí mất răng, gây phá hủy xương hàm từ trong ra ngoài. Mất răng hàm dưới sẽ khiến xương hàm thoái hóa nhanh chóng, gây khó khăn trong việc cấy ghép răng sau này.

Nếu nhổ răng hàm, người bệnh cần lưu ý những gì?

Khi được chỉ định nhổ, người bệnh cần trồng lại răng ngay để bảo vệ sức khỏe răng miệng và cơ thể. Cấy ghép Implant là phương pháp hiệu quả và an toàn để khắc phục tình trạng này. Tuy nhiên, người bệnh cần chọn cơ sở nha khoa uy tín và chất lượng để đảm bảo quá trình trồng răng an toàn.

Nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan đến nhổ răng hàm hay phương pháp cấy ghép Implant, hãy liên hệ với nha khoa San Dentist qua fanpage hoặc website để được tư vấn, hỗ trợ và điều trị chuyên sâu.

NHA KHOA CHUYÊN SÂU RĂNG SỨ THẨM MỸ SAN DENTIST

An toàn đẹp mãi về sau

Bài viết hữu ích

Làm răng có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Quá trình mang thai là giai đoạn cơ thể phụ nữ thay đổi nhiều nhất vì hormone thay đổi liên tục cộng thêm những xáo trộn thói quen sinh hoạt.

Xem thêm
Phân biệt cao răng và mảng bám như thế nào?

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa hai khái niệm cao răng và mảng bám. Vậy cao răng và mảng bám được phân biệt như thế nào? 

Xem thêm
5 cách xử lý viêm răng khôn bạn không thể bỏ qua

Viêm răng khôn khiến người bệnh bị ám ảnh bởi những cơn đau nhức răng âm ỉ, kéo dài. Răng mọc lệch, mọc ngầm sẽ gây ra hiện tượng sưng tấy, đau lợi trong cùng hàm dưới, nhức răng và ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống sinh hoạt, ăn

Xem thêm
Bọc răng sứ có bền không? Cách tăng độ bền cho răng sứ

Bạn đang thắc mắc về bọc răng sứ có bền không trước khi đưa ra quyết định phủ sứ thẩm mỹ. Cùng San Dentist tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Xem thêm
Răng khôn mọc “dại” có nên nhổ hay không?

Nếu răng khôn gây ảnh hưởng đến răng xung quanh, làm xô lệch hàm cần xử lý sớm, còn mọc thẳng và không gây hại có thể giữ lại.

Xem thêm
Người bệnh tiểu đường có nên nhổ răng không?

Người bị tiểu đường dễ nhiễm trùng, do đó cần kiểm soát lượng máu khi nhổ răng và chăm sóc răng miệng đúng cách để đảm bảo an toàn.

Xem thêm

Đăng Ký Dịch Vụ





    Liên hệ trực tiếp với tư vấn viên & Bác Sĩ để được giải đáp thắc mắc nhanh nhất.