Nên làm gì khi bị chảy máu lưỡi?

Nên làm gì khi bị chảy máu lưỡi?

Chảy máu lưỡi không do chấn thương có thể là dấu hiệu cảnh báo các nguy cơ tiềm ẩn như viêm nhiễm, loét miệng và ung thư lưỡi.

Chảy máu lưỡi do ăn thực phẩm cứng hay chấn thương từ việc sử dụng răng giả hay khí cụ niềng răng là vấn đề không nghiêm trọng. Tuy nhiên, tình trạng chảy máu lưỡi do những nguyên nhân khác có thể do bệnh lý răng miệng. Hãy cùng nha khoa San Dentist tìm hiểu về biện pháp điều trị tình trạng chảy máu lưỡi nhé!

Nên làm gì khi bị chảy máu lưỡi?

Điểm mặt những nguyên nhân gây chảy máu lưỡi

Loét miệng

Loét miệng có thể xảy ra do sự thay đổi nội tiết tố, di truyền và tình trạng sức khỏe thiếu vitamin B12. Ngoài ra, ăn thực phẩm cứng hay sử dụng bàn chải đánh răng có lông thô ráp cũng gây tổn thương lưỡi, xuất hiện các vết loét và chảy máu lưỡi. Khi bị chảy máu lưỡi, người bệnh có thể sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn hay viên ngậm chứa corticosteroid để điều trị.

Nhiễm trùng nấm men

Nhiễm trùng nấm men là tình trạng phổ biến, nhưng không được điều trị kịp thời sẽ gây lở miệng, chảy máu lưỡi, đau nhức khó chịu khi ăn uống và nuốt thức ăn. Những người có nguy cơ cao gặp tình trạng này như trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người nhiễm HIV, người sử dụng thuốc kháng sinh và người đang xạ trị hay hóa trị ung thư. Người bệnh có thể được bác sĩ kê đơn sử dụng thuốc bôi hay thuốc uống để điều trị.

Nên làm gì khi bị chảy máu lưỡi?

Ung thư lưỡi

Theo các chuyên gia, ung thư biểu mô tế bào vảy (SCCA) là loại ung thư lưỡi phổ biến nhất ảnh hưởng đến niêm mạc miệng, múi, tuyến giáp và cổ họng. Các triệu chứng của bệnh ung thư miệng bao gồm lưỡi đau nhức, khó khăn trong việc nuốt thức ăn, cảm giác tê trong miệng và chảy máu lưỡi bất thường.

Chảy máu lưỡi cần được xử lý như thế nào?

Khi bị chảy máu lưỡi, người bệnh có thể khắc phục tình trạng này đơn giản tại nhà như:

  • Tránh tiếp xúc vùng lưỡi bị tổn thương.
  • Uống thuốc giảm đau OTC để giảm sưng viêm.
  • Súc miệng bằng nước súc miệng sát khuẩn và nước muối pha loãng hàng ngày.
  • Tránh ăn các loại thực phẩm làm vết thương nặng hơn như đồ cay, nóng và cứng.

Nên làm gì khi bị chảy máu lưỡi?

Chảy máu lưỡi xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng người bệnh cần lưu ý thực hiện cách phòng ngừa để ngăn chặn tình trạng này một cách hiệu quả:

  • Duy trì chế độ chăm sóc và bảo vệ răng miệng.
  • Sử dụng mũ bảo hiểm hay dụng cụ bảo vệ khi chơi thể thao có khả năng va chạm mạnh.
  • Kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ.
  • Lựa chọn bàn chải nha khoa có lông mềm và kem đánh răng có chứa fluor phù hợp.
  • Làm sạch hàm răng giả tháo lắp.
  • Không hút thuốc lá và uống nhiều bia rượu.
  • Hạn chế ăn thực phẩm quá cứng như gặm xương, các loại hạt khô.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc liên quan đến cách xử lý tình trạng chảy máu răng hay phương pháp cấy ghép Implant, hãy liên hệ với nha khoa San Dentist qua hotline hoặc fanpage để được tư vấn và hỗ trợ.

NHA KHOA CHUYÊN SÂU RĂNG SỨ THẨM MỸ SAN DENTIST

An toàn đẹp mãi về sau

Bài viết hữu ích

Mọc răng khôn hàm dưới có nên nhổ hay không?

Dấu hiệu của mọc răng khôn hàm dưới là gì và cách điều trị như thế nào? Cùng San Dentist tìm hiểu thêm về vấn đề này trong bài viết này nhé!

Xem thêm
Phủ răng sứ: Sự kết hợp của nghệ thuật và nha khoa thẩm mỹ

Mục lụcĐiểm mặt những nguyên nhân gây chảy máu lưỡiLoét miệngNhiễm trùng nấm menUng thư lưỡiChảy máu lưỡi cần được xử lý như thế nào? Phủ răng sứ đang là chủ đề được quan tâm rất nhiều và là xu hướng hàng đầu trong lĩnh vực nha khoa thẩm mỹ.

Xem thêm
Trường hợp không nên hàn răng bằng Amalgam

Hàn răng bằng Amalgam là phương pháp phục hình răng khá hiệu quả. Tuy nhiên, phương pháp này cũng hạn chế đối tượng sử dụng.

Xem thêm
Đánh răng ngay sau thức dậy sẽ gây hôi miệng

Nhiều người thường có thói quen đánh răng ngay sau khi ngủ dậy, tuy nhiên, điều này sẽ là nguyên nhân gây ra hôi miệng và sâu răng.

Xem thêm
Có nên bọc răng sứ cho trẻ em không?

Không chỉ người lớn mà ngay cả trẻ em khi xảy ra các khuyết điểm vì nụ cười của mình. Tình trạng đó có nên bọc răng sứ cho trẻ em không?

Xem thêm
Cách khắc phục tình trạng hơi thở có mùi tỏi

Tỏi giúp dậy mùi thơm, tuy nhiên sau khi ăn tỏi thường có mùi hôi, sau đây là những cách khắc phục tình trạng hơi thở có mùi tỏi. 

Xem thêm

Đăng Ký Dịch Vụ





    Liên hệ trực tiếp với tư vấn viên & Bác Sĩ để được giải đáp thắc mắc nhanh nhất.