Nạo túi nha chu là biện pháp điều trị làm sạch phần mô mềm bị viêm, loại bỏ mảng bám cao răng và các thành phần khác nằm trong túi lợi.
Túi nha chu bao quanh răng nằm dưới đường viền nướu, túi này chứa nhiều vi khuẩn có nguy cơ gây viêm nhiễm. Túi nha chu là triệu chứng của bệnh viêm nha chu hay còn gọi là bệnh viêm quanh răng. Tình trạng này không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến mất răng. Túi nha chu có thể được khắc phục bằng việc vệ sinh răng miệng đúng cách và điều trị bằng biện pháp nạo túi nha chu. Hãy cùng nha khoa San Dentist tìm hiểu về biện pháp nạo túi nha chu để điều trị bệnh viêm quanh răng nhé!
Biện pháp nạo túi nha chu là gì?
Theo các chuyên gia, người mắc bệnh viêm nha chu trong thời gian dài không được điều trị sẽ xuất hiện túi nha chu. Túi nha chu là túi rỗng được hình thành giữa răng và khe nướu. Theo thời gian, mảng bám tích tụ ngày càng nhiều ở khe nướu khiến túi nha chu to lên, nướu răng tụt khỏi chân răng và cấu trúc răng xung quanh cũng bị tổn thương. Do đó, biện pháp nạo túi nha chu là rất cần thiết.
Nạo túi nha chu được thực hiện bằng dụng cụ nạo túi để làm sạch khu vực giữa nướu và chân răng. Với biện pháp này sẽ loại bỏ ổ mủ gây nên tình trạng viêm nhiễm răng miệng.
Quá trình nạo túi nha chu như thế nào?
Theo các chuyên gia, tùy thuộc vào mức độ viêm nha chu sẽ có thời gian điều trị từ 10-30 phút. Người bệnh chỉ cần thực hiện nạo một lần đối với những túi nha chu nhỏ. Nhưng túi nha chu phát triển lớn hơn, quá trình nạo sẽ chia ra nhiều lần. Trong trường hợp túi nha chu lớn hơn 5mm, tiêu xương răng và viêm nhiễm xuất hiện, người bệnh cần phải tiến hành điều trị theo quy trình của bác sĩ như:
- Bác sĩ sẽ gây tê cục bộ để tránh cảm giác đau nhức khó chịu.
- Đo túi nha chu, tiến hành phẫu thuật để giảm độ sâu của túi và ngăn chặn thức ăn mắc kẹt trong nướu.
- Bác sĩ sẽ bóc tách nướu khỏi xương, loại bỏ các mô bị tổn thương và khâu lại vết thương.
- Hướng dẫn người bệnh cầm máu và sử dụng gel kháng viêm để thúc đẩy quá trình lành thương.
Những lưu ý khi thực hiện nạo túi nha chu
Sau khi thực hiện biện pháp nạo túi nha chu, người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức khó chịu ở vùng nướu. Người bệnh có thể sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để giảm bớt tình trạng này. Ngoài ra, các loại thuốc giảm đau không kê đơn như Ibuprofen cũng có thể được sử dụng.
Trong vài ngày đầu, người bệnh không nên đánh răng hay sử dụng chỉ nha khoa. Thay vào đó, người bệnh nên súc miệng bằng nước muối sinh lý để vệ sinh răng miệng. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh sử dụng nước súc miệng diệt khuẩn để vết thương nhanh lành.
Nạo túi nha chu có đau không?
Nạo túi nha chu sẽ được gây tê cục bộ nên người bệnh sẽ không có cảm giác đau nhức khó chịu. Khi bị viêm quanh răng nặng, người bệnh có thể bị chảy máu và cảm giác đau nhức nhẹ trong quá trình phẫu thuật.
Túi nha chu được hình thành do sự phát triển của các mảng bám cao răng. Do đó, người bệnh cần kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng/lần để bác sĩ lấy cao răng và phát hiện sớm bệnh lý. Túi nha chu càng lớn và sâu sẽ tăng nguy cơ tiêu xương răng, gây khó khăn cho việc điều trị về sau.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc liên quan đến biện pháp nạo túi nha chu hay phương pháp cấy ghép Implant, hãy liên hệ với nha khoa San Dentist qua hotline hoặc fanpage để được tư vấn và hỗ trợ.
NHA KHOA CHUYÊN SÂU RĂNG SỨ THẨM MỸ SAN DENTISTAn toàn đẹp mãi về sau
- Địa chỉ: Số 5 Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
- Hotline: 0342 28 28 28
- Email: lienhe@sandentist.vn
- Website: www.sandentist.vn
- Fanpage: https://www.facebook.com/sandentistvn