Lồi xương hàm dưới có gây nguy hiểm không?

Lồi xương hàm dưới có gây nguy hiểm không?

Lồi xương hàm dưới khi trong miệng xuất hiện khối cứng phát triển chậm bên dưới niêm mạc miệng, tình trạng này không gây đau nhức.

Lồi xương hàm dưới là gì? Bệnh lý này có gây nguy hiểm cho sức khoẻ răng miệng hay không? Hãy cùng nha khoa San Dentist tìm hiểu về tình trạng lồi xương hàm dưới có gây nguy hiểm hay không nhé!

Lồi xương hàm dưới là gì?

Lồi xương hàm là tình trạng lồi xương, các khối xương lồi ra có hình tròn, nhẵn, xuất hiện ở hai hàm dưới, trên hoặc cả hai. Tình trạng lồi xương hàm không phải là những khối u, chúng phát triển rất chậm và lành tính.

Lồi xương hàm dưới thường gặp ở phía sau vùng răng nanh và răng cối. Chúng trải qua quá trình phát triển từ từ, chỉ khi đến kích thước nhất định mới gây sự chú ý. Tình trạng lồi xương hàm dưới đạt đến một kích thước nhất định sẽ ngưng lại và không lớn thêm nữa.

Lồi xương hàm dưới có gây nguy hiểm không?

Lồi xương hàm dưới có biểu hiện gì?

Lồi xương hàm dưới không khó nhận biết, chúng thường có vị trí và hình dạng đặc trưng như:

  • Khối xương lồi xuất hiện phía sau răng nanh và răng cối.
  • Khối cứng hơi tròn được niem mạc miệng bao bọc, nhìn và sờ vào thấy nhẵn.
  • Không có cảm giác đau nhức.

Lồi xương hàm có thể gây một số bất tiện do kích thước và hình dạng như:

  • Khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng, hôi miệng và sâu răng.
  • Ảnh hưởng đến phát âm nếu khối xương lồi có kích thước lớn.
  • Lệch hàm giả, va chạm thường xuyên.
  • Nhiệt miệng thường xuyên.

Lồi xương hàm dưới có gây nguy hiểm không?

Lồi xương hàm có phải điều trị không?

Người bệnh không cần điều trị tình trạng lồi xương hàm dưới nếu chúng không ảnh hưởng đến sinh hoạt và đời sống như:

  • Khối xương hàm lồi ra có kích thước quá lớn gây vướng víu khó chịu.
  • Gây khó khăn khi nói chuyện.
  • Gây khó khăn trong việc ăn uống, nhai và nuốt thức ăn.
  • Thức ăn dễ mắc kẹt vào củ xương, gây hôi miệng, sâu răng.
  • Không sử dụng được hàm giả, răng giả.

Điều trị tình trạng này bằng cách phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ củ xương lồi. Tuy nhiên, người bệnh cần lựa chon cơ sở nha khoa uy tín và chất lượng để đảm bảo an toàn và mang lại kết quả như mong muốn.

Lồi xương hàm dưới có gây nguy hiểm không?

Người bệnh có cần đi khám khi bị lồi xương hàm?

Khi bị lồi xương hàm dưới, người bệnh cần đến nha khoa để kiểm tra và phát hiện các triệu chứng bất thường. Người bệnh nhất định phải đi khám khi gặp những triệu chứng sau:

  • Đau nhức và sưng tấy.
  • Kích thước thay đổi nhanh chóng.
  • Màu sắc không được bình thường.
  • Các vết loét không lành.
  • Khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc liên quan đến tình trạng lồi xương hàm dưới hay phương pháp cấy ghép Implant, hãy liên hệ với nha khoa San Dentist qua hotline hoặc fanpage để được tư vấn và hỗ trợ.

NHA KHOA CHUYÊN SÂU RĂNG SỨ THẨM MỸ SAN DENTIST

An toàn đẹp mãi về sau

Bài viết hữu ích

Phương pháp cầu răng sứ có bền không? Các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của cầu răng

Cầu răng sứ có bền không? Loại nào tốt? Tuổi thọ răng thế nào? Bạn đang có ý định thực hiện cầu răng sứ không nên bỏ qua thông tin này.

Xem thêm
Nhổ 2 răng khôn có sao không? Và những lưu ý để ngăn ngừa biến chứng

Nhổ 2 răng khôn có sao không? Khi nhổ 2 răng không cần những lưu ý để ngăn ngừa biến chứng? Hãy tham khảo bài viết ngay dưới đây!

Xem thêm
Nâng xoang kín và nâng xoang hở khác nhau thế nào?

Hai phương pháp nâng xoang phổ biến hiện nay là nâng xoang kín và nâng xoang hở. Cùng San Dentist tìm hiểu sự khác biệt nhé!

Xem thêm
7 vấn đề răng miệng phổ biến nhất

Các vấn đề răng miệng phổ biến mà nhiều người gặp phải bao gồm sâu răng, viêm nướu, răng nhạy cảm, ung thư miệng, mòn răng và hôi miệng.

Xem thêm
10 bí quyết chăm sóc răng miệng đúng cách

Xây dựng thói quen chăm sóc răng miệng là rất cần thiết để tăng cường khả năng ăn nhai, bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa bệnh lý răng miệng.

Xem thêm
Tại sao phủ răng sứ không mài được yêu thích?

Phủ răng sứ không mài răng đang rất được ưa chuộng nhờ khả năng bảo tồn tối đa răng thật, an toàn cao, không gây ê buốt.

Xem thêm

Đăng Ký Dịch Vụ





    Liên hệ trực tiếp với tư vấn viên & Bác Sĩ để được giải đáp thắc mắc nhanh nhất.