Hôi miệng có bắt nguồn từ ký sinh trùng?

Hôi miệng có bắt nguồn từ ký sinh trùng?

Ký sinh trùng có gây hôi miệng vốn là câu hỏi của rất nhiều người. Vậy hôi miệng có bắt nguồn từ ký sinh trùng hay không?

Ký sinh trùng là gì và bao gồm những loại nào?

Ký sinh trùng là sinh vật tồn tại nhờ ký sinh vào những sinh vật khác, bao gồm con người, động vật, thực vật và vật chủ. Ký sinh trùng sẽ hấp thu các sinh chất của vật thể để tồn tại và phát triển.

Ký sinh trùng được chia thành nhiều loại như ký sinh hoàn toàn và ký sinh không hoàn toàn, ký sinh ngoại sinh và ký sinh nội sinh, ký sinh trùng trên da và ký sinh trùng dưới da. Những loại ký sinh trùng phổ biến như giun đũa, giun tóc, giun móc và giun kim có trong dạ dày, ruột, phổi, gan và não của con người. Ký sinh trùng có tốc độ lây lan, sinh sản rất nhanh và gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Hôi miệng có bắt nguồn từ ký sinh trùng?

Hôi miệng có bắt nguồn từ ký sinh trùng?

Theo các chuyên gia, hôi miệng bắt nguồn từ ký sinh trùng là thông tin không hoàn toàn đúng. Nhiễm ký sinh trùng chủ yếu gây ra các bệnh lý tiêu hóa, bệnh về da, tình trạng thiếu máu và hiện tượng ngứa hậu môn. Ký sinh trùng không thể trực tiếp gây hôi miệng nhưng nó có thể là nguyên nhân thứ phát khiến miệng bị hôi. Ký sinh trùng giun, sán gây hại cho ruột, cản trở hệ tiêu hóa hoạt động, khiến thức ăn tồn đọng, lên men và xuất hiện tình trạng hôi miệng.

Khi gặp tình trạng hôi miệng, người bệnh cần đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra và đưa ra biện pháp điều trị phù hợp. Nếu ký sinh trùng gián tiếp gây hôi miệng, người bệnh cần kết hợp với việc vệ sinh răng miệng đúng cách và các biện pháp loại bỏ ký sinh trùng. Ngoài ra, người bệnh không nên tự ý mua các loại thuốc tiêu diệt ký sinh trùng để tránh gặp biến chứng nguy hiểm.

Hôi miệng có bắt nguồn từ ký sinh trùng?

Ký sinh trùng gián tiếp gây hôi miệng như thế nào?

Hôi miệng do ký sinh trùng có thể xuất hiện khi ký sinh trùng kí sinh ở dạ dày, gây ra các bệnh lý về đường tiêu hóa. Ngoài ra, tình trạng hôi miệng có thể do nhiều nguyên nhân như thói quen ăn uống, vệ sinh răng miệng kém, sâu răng, viêm nướu và viêm nha chu. Ký sinh trùng gián tiếp gây hôi miệng có thể xuất hiện các triệu chứng như táo bón, tiêu chảy, suy nhược cơ thể, mệt mỏi, mất tập trung, đau đầu, mất ngủ, cơ thể phát ban, dễ chảy nước mũi, viêm họng, nghẹt mũi, đau nhức xương khớp và ăn uống không cảm thấy ngon miệng.

Hôi miệng có bắt nguồn từ ký sinh trùng?

Điều trị hôi miệng do ký sinh trùng

Người gặp tình trạng hôi miệng do ký sinh trùng sẽ được bác sĩ chỉ định xét nghiệm ký sinh trùng. Nếu người bệnh gặp tình trạng hôi miệng do phát sinh gián tiếp của ký sinh trùng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc tiêu diệt ký sinh trùng và kết hợp các loại thuốc điều trị bệnh lý đường tiêu hóa.

Tuy nhiên, người bệnh không nên sử dụng các loại thuốc có khả năng tiêu diệt ký sinh trùng không đảm bảo nguồn gốc và xuất xứ để tránh làm bệnh lý trở nên nghiêm trọng và gặp biến chứng nguy hiểm hơn.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc liên quan đến tình trạng hôi miệng do ký sinh trùng hay phương pháp cấy ghép Implant, hãy liên hệ với nha khoa San Dentist qua hotline hoặc fanpage để được tư vấn và hỗ trợ.

NHA KHOA CHUYÊN SÂU RĂNG SỨ THẨM MỸ SAN DENTIST

An toàn đẹp mãi về sau

Bài viết hữu ích

Dự đoán tuổi thọ thông qua số lượng mất răng

Dự đoán tuổi thọ thông qua số lượng mất răng có thể giúp người bệnh quan tâm đến chăm sóc răng miệng và đảm bảo sức khỏe khi già. 

Xem thêm

Viêm lợi có phải nhổ bỏ răng hay không?

Viêm lợi là một trong những bệnh lý răng miệng phổ biến. Trong một số trường hợp, viêm lợi có thể dẫn đến việc nhổ răng. 

Xem thêm

Có nên nhổ răng khôn khi đang bị đau hay không?

Nhổ răng khôn không còn xa lạ gì với mọi người, nhưng không phải trường hợp nào cũng cần phải nhổ, để hiểu thêm hãy đọc bài viết này nhé!

Xem thêm

Cười hở lợi là gì? Nguyên nhân và cách điều trị ra sao?

Cười hở lợi là gì? Lý do nào khiến cho nụ cười của bạn lại trở nên e dè vì hở lợi? Mọi thắc mắc sẽ được San Dentist giải đáp ngay.

Xem thêm

Bệnh u hàm răng có nguy hiểm hay không?

Các khối u hàm răng thường xuất hiện ở hàm trên và hàm dưới. Vậy bệnh u hàm răng có nguy hiểm đến răng miệng không?

Xem thêm

Răng sứ titan có mấy loại? Giải đáp những thắc mắc về răng sứ titan

Răng sứ titan có mấy loại? Bạn cần lưu ý gì khi làm răng sứ titan? Bài viết dưới đây San Dentist sẽ cùng bạn tìm lời giải đáp nhé!

Xem thêm

Đăng Ký Dịch Vụ





    Liên hệ trực tiếp với tư vấn viên & Bác Sĩ để được giải đáp thắc mắc nhanh nhất.
    Chat zalo
    Chat Facebook