Đau quai hàm: Nguyên nhân và cách điều trị

Đau quai hàm: Nguyên nhân và cách điều trị

Đau quai hàm là tình trạng phổ biến mà nhiều người gặp phải. Vậy hiện tượng này nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị như thế nào?

Dấu hiệu của tình trạng đau quai hàm

  • Đau hàm phải, đau hàm trái hoặc cả hai hàm, bị cứng hàm.
  • Đau nhức ở bên trong hoặc xung quanh vùng tai.
  • Khó khăn trong việc ăn nhai, đau khi nhai thức ăn.
  • Đau nhức vùng mặt.
  • Khớp bị cứng, khó khăn trong việc há miệng.

Đau quai hàm: Nguyên nhân và cách điều trị

Tình trạng đau quai hàm do đâu?

Rối loạn khớp thái dương hàm

Rối loạn khớp thái dương hàm là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau quai hàm. Nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn khớp thái dương hàm như đau các cơ kiểm soát chuyển động, chấn thương khớp hàm, khớp hàm bị kích thích và viêm khớp.

Nhiễm trùng xoang

Nhiễm trùng xoang là tình trạng phổ biến gây ra tình trạng đau quai hàm, điển hình như viêm xoang. Viêm xoang sẽ làm tăng sự tiết chất nhầy tạo áp lực và gây đau quai hàm.

Đau quai hàm: Nguyên nhân và cách điều trị

Đau răng

Đau quai hàm cũng có thể do một số bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm chân răng, răng mọc lệch, sưng lợi và viêm nướu. Tình trạng áp xe răng cũng có thể gây ra những cơn đau lan xuống vùng hàm.

Đau tim

Những cơn đau tim cũng có thể gây đau ở các vùng khác trên cơ thể như vùng ngực, vừng cánh tay, vùng lưng, vùng cổ và vùng hàm. Phụ nữ có thể bị đau hàm khi lên cơn đau tim.

Đau quai hàm: Nguyên nhân và cách điều trị

Cách điều trị tình trạng đau quai hàm tại nhà

Trong một số trường hợp, đau quai hàm ở mức độ nhẹ hoặc cơn đau không kéo dài, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp điều trị tại nhà như:

Chườm nóng: Cách điều trị tình trạng đau quai hàm dựa trên tác dụng của nhiệt độ giúp thư giãn cơ bắp, từ đó làm giảm các cơn đau nhức và cứng khớp hiệu quả. Ngoài ra, biện pháp chườm lạnh cũng có thể điều trị dứt điểm tình trạng đau quai hàm đi kèm với hiện tượng sưng viêm.

Sử dụng thuốc giảm đau: Người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol, ibuprofen. Tuy nhiên, người bệnh nên sử dụng thuốc đúng liều lượng để tránh những biến chứng. Nếu tình trạng đau quai hàm không thuyên giảm, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để có cách giải quyết triệt để hơn.

Xoa bóp vùng đau nhức: Sử dụng ngón trỏ và ngón giữa để nhấn vào vị trí đau và xoa bóp theo chuyển động tròn khoảng 5-10 vòng rồi cử động miệng. Người bệnh nên lặp lại thao tác cho đến khi tình trạng đau nhức được giảm bớt.

Thay đổi thói quen: Thói quen nằm nghiêng một bên hoặc đặt tay dưới hàm có thể gây áp lực lên cơ hàm, dẫn đến tình trạng đau quai hàm. Do đó, người bệnh cần thay đổi thói quen này để giảm bớt tình trạng đau nhức khó chịu.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc liên quan đến tình trạng đau quai hàm hay phương pháp cấy gháp Implant, hãy liên hệ với nha khoa San Denstits qua hotline hoặc fanpage để được tư vấn và hỗ trợ. Ngoài ra, bạn có thể truy cập vào website để cập nhật thêm nhiều kiến thức nha khoa hữu ích.

NHA KHOA CHUYÊN SÂU RĂNG SỨ THẨM MỸ SAN DENTIST

An toàn đẹp mãi về sau

Bài viết hữu ích

Nôn mửa do rượu bia cần vệ sinh răng miệng thế nào?

Nôn mửa sẽ gây khó chịu không chỉ ở dạ dày mà còn ở miệng. Vậy nôn mửa do rượu bia cần vệ sinh răng miệng như thế nào?

Xem thêm
Keo dán răng sứ là gì? Có nên dùng thay dán sứ thẩm mỹ?

Mục lụcDấu hiệu của tình trạng đau quai hàmTình trạng đau quai hàm do đâu?Rối loạn khớp thái dương hàmNhiễm trùng xoangĐau răngĐau timCách điều trị tình trạng đau quai hàm tại nhà Hiện nay, nhu cầu thẩm mỹ răng ngày càng tăng cao, trong đó keo dán răng sứ

Xem thêm
Dán sứ Veneer có gây hôi miệng hay không?

Dán sứ Veneer là phương pháp nha khoa thẩm mỹ được nhiều người ưa chuộng. Vậy dán sứ Veneer có gây ra tình trạng hôi miệng không?

Xem thêm
Răng thưa: Nguyên nhân gây ra và những cách xử lý

Mục lụcDấu hiệu của tình trạng đau quai hàmTình trạng đau quai hàm do đâu?Rối loạn khớp thái dương hàmNhiễm trùng xoangĐau răngĐau timCách điều trị tình trạng đau quai hàm tại nhà Răng thưa là một vấn đề phổ biến mà cả người lớn tuổi và trẻ em đều

Xem thêm
Bệnh u hàm răng có nguy hiểm hay không?

Các khối u hàm răng thường xuất hiện ở hàm trên và hàm dưới. Vậy bệnh u hàm răng có nguy hiểm đến răng miệng không?

Xem thêm
Cạo vôi răng có thực sự giúp răng trắng sáng?

Cạo vôi răng là phương pháp giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng và các chuyên gia khuyên nên thực hiện cạo vôi răng định kỳ 6 tháng/lần.

Xem thêm

Đăng Ký Dịch Vụ





    Liên hệ trực tiếp với tư vấn viên & Bác Sĩ để được giải đáp thắc mắc nhanh nhất.