Khớp hàm nối với xương hộp sọ thông qua khớp thái dương hàm. Vậy dấu hiệu, cách điều trị và phòng ngừa tình trạng trật khớp hàm là gì?
Thế nào là trật khớp thái dương hàm?
Trật khớp hàm là tình trạng phổ biến với những người mắc chứng rối loạn khớp thái dương hàm. Trật khớp hàm là hậu quả của chấn thương do miệng mở rộng quá mức như ngáp bị sái quai hàm hay ngáp trẹo quai hàm, nôn mửa hoặc mở miệng lớn khi thăm khám và điều trị bệnh lý.
Dấu hiệu và cách điều trị tình trạng trật khớp hàm
Dấu hiệu trật khớp thái dương hàm
Theo các chuyên gia, tình trạng trật khớp thái dương hàm có những biểu hiện như sau:
- Hai hàm không khớp với nhau khi ăn nhai và cắn răng lại.
- Gặp khó khăn trong việc nói chuyện.
- Chảy nước dãi thường xuyên do không thể đóng kín miệng.
- Khó khăn trong việc đóng và mở miệng.
- Hàm nhô ra phía trước.
- Đau mặt và hàm, đau trước tai và đau dữ dội khi cử đông.
- Các răng không ăn khớp với nhau.
Biện pháp điều trị trật khớp hàm
Người bệnh có thể sử dụng một số phương pháp để điều trị tình trạng trật khớp hàm nhằm giảm bớt đau nhức khó chịu.
Chườm lạnh: Người bệnh lấy đá viên cho vào túi chườm hoặc khăn đặt lên vị trí trật khớp trong thời gian 20 phút. Sử dụng biện pháp này cách 1-2 tiếng và 3-4 lần một ngày để giảm cảm giác đau và sưng.
Sử dụng thuốc giảm đau: Để điều trị trật khớp hàm tại nhà, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau như paracetamol hoặc Motrin, Advil. Tuy nhiên, người bệnh cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh: Người bệnh nên ăn thực phẩm mềm và tránh ăn miếng quá to. Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý không được mở miệng quá rộng, cẩn thận khi ngáp, cắn thức ăn, la hét và nói chuyện.
Tình trạng trật khớp hàm có nguy hiểm không?
Tình trạng trật khớp hàm có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe. Do đó, khi gặp tình trạng trật khớp hàm, người bệnh cần đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra tình trạng răng miệng và đưa ra biện pháp điều trị phù hợp. Ngoài ra, trật khớp hàm gây ra triệu chứng khó thở hay chảy máu cũng có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Người bệnh được thăm khám và điều trị mà tình trạng trật khớp hàm không thuyên giảm, lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật hàm để điều trị triệt để bệnh lý.
Cách phòng ngừa trật khớp thái dương hàm hiệu quả
Theo các chuyên gia, phòng ngừa tình trạng trật khớp thái dương hàm cũng rất đơn giản và dễ dàng thực hiện như:
- Tuân thủ biện pháp an toàn khi làm việc, chơi thể thao và giải trí bằng cách đội nón bảo hiểm, sử dụng miếng bảo vệ răng miệng.
- Không mở miệng quá rộng khi ngáp và ăn thực phẩm có kích lớn quá lớn.
- Hạn chế cử động mạnh ở khớp thái dương hàm.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc liên quan đến tình trạng trật khớp hàm hay phương pháp cấy ghép Implant, hãy liên hệ với nha khoa San Dentist qua hotline hoặc fanpage để được tư vấn và hỗ trợ.
NHA KHOA CHUYÊN SÂU RĂNG SỨ THẨM MỸ SAN DENTISTAn toàn đẹp mãi về sau
- Địa chỉ: Số 5 Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
- Hotline: 0342 28 28 28
- Email: lienhe@sandentist.vn
- Website: www.sandentist.vn
- Fanpage: https://www.facebook.com/sandentistvn