Cứng hàm: Nguyên nhân và cách điều trị

Cứng hàm: Nguyên nhân và cách điều trị

Cứng hàm là tình trạng các cơ nhai của hàm bị co lại và viêm nhiễm, điều này khiến người bệnh khó có thể mở miệng.

Cứng hàm là gì?

Cứng hàm là khi các cơ nhai co lại và viêm nhiễm, điều này gây khó khăn trong việc mở miệng. Khi mở miệng khó khăn, người bệnh có thể gặp nhiều vấn đề như khó khăn trong quá trình ăn uống, nuốt và vệ sinh răng miệng. Cứng hàm không phải là vấn đề phổ biến, nhưng một số người có nguy cơ gặp tình trạng này như:

  • Người mới nhổ răng khôn.
  • Người mắc bệnh ung thư miệng.
  • Người vừa phẫu thuật hoặc xạ trị ở đầu hay cổ.

Cứng hàm: Nguyên nhân và cách điều trị

Tình trạng cứng hàm do đâu?

Cứng hàm có thể do một số tổn thương hay chấn thương ở các cơ hàm. Theo các chuyên gia, cứng hàm có thể do một số nguyên nhân như:

  • Chấn thương: Chấn thương ở hàm như gãy xương hàm có thể gây ra tình trạng cứng hàm.
  • Nhổ răng: Nhổ răng khôn, răng hàm có thể gây ra tình trạng cứng hàm. Việc nhổ răng có thể gây nhiễm trùng, khiến hàm duỗi quá mức và sử dụng thuốc tê ảnh hưởng đến các mô răng.
  • Rối loạn khớp thái dương hàm: Tình trạng này có thể gây cứng hàm, đau nhức khó chịu ở vùng hàm. Rối loạn thái dương hàm do chấn thương, viêm khớp, di truyền và nghiến răng khi ngủ.

Cứng hàm: Nguyên nhân và cách điều trị

Biện pháp điều trị như thế nào?

Trước tiên, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra, tìm hiểu nguyên nhân gây cứng hàm và đưa ra biện pháp điều trị phù hợp. Bác sĩ sẽ thăm khám kỹ lưỡng về các dấu hiệu bệnh ung thư miệng, những bất thường ở xương và khớp để có thể đưa ra kết luận chính xác nhất.

Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ đo độ rộng của miệng khi mở, hỏi về các phương pháp điều trị hoặc thủ thuật nha khoa gần đây, hỏi về các tổn thương gặp phải với hàm như tai nạn giao thông hoặc chấn thương khi chơi thể thao, hỏi về tiền sử các cuộc phẫu thuật hay xạ trị ở khu vực đầu và cổ. Sau đó, bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm hình ảnh như chụp CT hay quét MRI để xác định tình trạng cứng hàm có xuất phát từ vấn đề khớp hay mô không.

Các phương pháp điều trị

Tình trạng cứng khớp được điều trị sớm sẽ mang lại khả năng phục hồi nhanh chóng. Sau đây là một số phương pháp điều trị cứng hàm hiệu quả như:

  • Sử dụng thiết bị kéo duỗi hàm giúp tăng độ mở miệng từ 5-10 mm.
  • Bác sĩ kê đơn thuốc giãn cơ, giảm đau hay kháng viêm để giảm bớt tình trạng cứng hàm.
  • Sử dụng phương pháp vật lý trị liệu như mát xa và kéo duỗi hàm.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh như ăn thực phẩm mềm, dễ nhai để cải thiện tình trạng này.

Cứng hàm: Nguyên nhân và cách điều trị

Cách phòng ngừa tình trạng cứng hàm

Bên cạnh áp dụng các biện pháp y tế, người bệnh có thể sử dụng một số phương pháp tại nhà để giảm bớt tình trạng này như:

  • Di chuyển hàm từ trái sang phải, giữ trong vài giây và di chuyển từ phải sang trái.
  • Di chuyển hàm thành vòng tròn, 5 vòng trên trái và 5 vòng bên phải.
  • Mở miệng rộng hết mức, giữ vị trí này để kéo duỗi hàm trong vài giây.
  • Kéo giãn cổ và massage nhẹ nhàng.
  • Tránh tình trạng giữ chặt hàm và nghiến răng.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc liên quan đến tình trạng cứng hàm hay phương pháp cấy ghép Implant, hãy liên hệ với nha khoa San Dentist qua hotline hoặc fanpage để được tư vấn và hỗ trợ.

NHA KHOA CHUYÊN SÂU RĂNG SỨ THẨM MỸ SAN DENTIST

An toàn đẹp mãi về sau

Bài viết hữu ích

Trình tự các giai đoạn cắm Implant theo tiêu chuẩn nha khoa

Mục lụcCứng hàm là gì?Tình trạng cứng hàm do đâu?Biện pháp điều trị như thế nào?Các phương pháp điều trịCách phòng ngừa tình trạng cứng hàm Công nghệ cắm Implant hiện đại đang rất được nhiều người ưa chuộng, tin tưởng và thực hiện, hãy cùng nha khoa San Dentist

Xem thêm

Bọc răng sứ có bền không? Làm sao để duy trì được độ bền của răng sứ

Bọc răng sứ có bền không? Làm sao để có thể kéo dài được tuổi thọ của răng sứ. Bọc răng sứ là một phương pháp phục hình thẩm mỹ hoàn hảo.

Xem thêm

Vì sao người lớn tuổi thường có mùi hôi khó chịu?

Người lớn tuổi vệ sinh răng miệng kém, sử dụng thuốc có tác dụng phụ, mất nước và giảm lượng nước bọt, dẫn đến tình trạng hơi thở có mùi hôi. 

Xem thêm

Răng khôn mọc mấy lần trong đời?

Răng khôn là những chiếc răng mọc cuối cùng trong cung hàm, vậy răng khôn mọc khi nào và mọc mấy lần trong đời?

Xem thêm

Cách điều trị sâu răng tại nhà từ thiên nhiên

Sâu răng là bệnh lý răng miệng phổ biến mà nhiều người mắc phải. Vậy điều trị sâu răng tại nhà từ thiên nhiên như thế nào?

Xem thêm

Nguyên nhân răng sứ bị hôi và cách khắc phục

Răng sứ bị hôi có thể do quá trình bọc răng sứ sai kỹ thuật hoặc chất lượng răng sứ không tốt. Cùng San Dentist đi tìm nguyên nhân nhé!

Xem thêm

Đăng Ký Dịch Vụ





    Liên hệ trực tiếp với tư vấn viên & Bác Sĩ để được giải đáp thắc mắc nhanh nhất.
    Chat zalo
    Chat Facebook