Bí quyết chăm sóc răng miệng sau khi lấy tủy răng

Bí quyết chăm sóc răng đúng cách sau khi lấy tủy răng

Tủy răng là một mô liên kết đặc biệt bao gồm mạch máu và dây thần kinh, nằm trong hốc tủy và được mô răng bao quanh. Tủy răng đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng tổ chức răng, tái tạo ngà răng và mang lại cảm giác cho răng.

Khi nào cần lấy tủy răng?

Lấy tủy răng là quá trình loại bỏ tủy răng bị nhiễm khuẩn do bệnh lý răng miệng như sâu răng nghiêm trọng, viêm chân răng và viêm tủy răng. Người mắc bệnh lý răng miệng không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến tủy răng bị viêm, gây ra tình trạng đau nhức, sưng tấy, răng suy yếu và mất răng vĩnh viễn. Việc lấy tủy răng sẽ giúp loại bỏ tủy đã chết, làm sạch răng hiệu quả và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn.

Bí quyết chăm sóc răng đúng cách sau khi lấy tủy răng

Phương pháp lấy tủy răng cần được thực hiện với người gặp tình trạng sâu răng ăn sâu vào trong tủy, răng đã bị sứt mẻ khiến tủy răng bị lộ ra ngoài tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, tủy răng đã chết gây ra cảm giác đau nhức và xuất hiện dịch mủ bất thường ở chân răng.

Lấy tủy răng có ảnh hưởng đến tuổi thọ răng không?

Theo các chuyên gia, răng còn tủy sẽ chắc khỏe và tuổi thọ lâu bền nếu được chăm sóc răng miệng tốt. Tuy nhiên, răng đã điều trị tủy thường chỉ tồn tại khoảng 15 – 20 năm nếu chăm sóc răng miệng đúng cách. Độ bền của răng đã lấy tủy sẽ có xu hướng giảm dần về sau, nguy cơ suy yếu, răng lung lay hoặc mất răng.

Răng sau khi lấy tủy sẽ không còn khỏe mạnh như bình thường, bởi vì chỉ còn ngà răng và men răng. Ngà răng không thể tái tạo nên sẽ dẫn đến tình trạng răng giảm độ chắc khỏe do nguồn nuôi dưỡng chủ yếu cho răng đã bị loại bỏ. Răng trở nên giòn, dễ vỡ hơn, mất độ bền, độ đàn hồi, khó cảm nhận nhiệt độ hay lực tác động. Răng cũng sẽ không còn khỏe mạnh, khó cắn đồ ăn do giảm khả năng ăn nhai.

Bí quyết chăm sóc răng đúng cách sau khi lấy tủy răng

Bí quyết chăm sóc răng đúng cách sau khi lấy tủy

Răng sau khi lấy tủy cần được chăm sóc đúng cách để duy trì khả năng ăn nhai và kéo dài tuổi thọ của răng. Theo các chuyên gia, việc tái tạo thân răng sau khi lấy tủy rất cần thiết và quan trọng. Vật liệu hàn răng phải đảm bảo chất lượng và phù hợp để giúp bảo vệ thân răng.

Răng sau khi lấy tủy cần sử dụng phương pháp nha khoa thẩm mỹ như phủ răng sứ để đảm bảo răng chắc khỏe. Người bệnh đến nha khoa sẽ được bác sĩ kiểm tra tình trạng răng miệng và đưa ra biện pháp phủ răng sứ phù hợp.

Bí quyết chăm sóc răng đúng cách sau khi lấy tủy răng

Người sau khi điều trị tủy cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để bảo vệ răng khỏe mạnh. Người bệnh tránh ăn những loại thực phẩm cứng, dai, cay nóng để không làm tổn thương đến nướu và răng. Tránh những thói quen không lành mạnh như hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng chất kích thích để không gây hại cho sức khỏe răng miệng. Ngoài ra, người bệnh cần vệ sinh răng miệng đúng cách, đánh răng 2 lần mỗi ngày, sử dụng kem đánh răng có chứa flour phù hợp và bàn chải có lông mềm để tránh tổn thương đến nướu răng. Sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ hoàn toàn các mảng bám thức ăn.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc liên quan đến quá trình lấy tủy răng hay phương pháp phủ sứ thẩm mỹ, hãy liên hệ với nha khoa San Dentist qua hotline và fanpage để được tư vấn, hỗ trợ và điều trị chuyên sâu.

NHA KHOA CHUYÊN SÂU RĂNG SỨ THẨM MỸ SAN DENTIST

An toàn đẹp mãi về sau

Bài viết hữu ích

Nhổ 2 răng khôn có sao không? Và những lưu ý để ngăn ngừa biến chứng

Nhổ 2 răng khôn có sao không? Khi nhổ 2 răng không cần những lưu ý để ngăn ngừa biến chứng? Hãy tham khảo bài viết ngay dưới đây!

Xem thêm

Răng sứ có bền không? Tuổi thọ của răng sứ là bao nhiêu năm?

Độ bền răng sứ không phải loại nào cũng như nhau. Có loại chỉ 5 năm nhưng có loại đến 20 năm, thậm chí là trọn đời. Vậy nên chọn loại nào?

Xem thêm

Phủ răng sứ có phải nhổ răng hay không?

Phủ sứ thẩm mỹ giúp khắc phục các khiếm khuyết về hàm răng như răng mọc lệch, răng khấp khểnh. Vậy phủ răng sứ có nhổ răng hay không?

Xem thêm

Nhổ răng mọc thừa có nên hay không?

Hàm răng của người trưởng thành thường mọc đủ 32 chiếc, tuy nhiên, có một số người mọc thừa răng. Vậy có nên nhổ răng mọc thừa không?

Xem thêm

Răng bị gãy cần được chăm sóc như thế nào? 

Răng bị gãy có thể ảnh hưởng đến việc ăn uống và thẩm mỹ của hàm răng. Vậy răng bị gãy cần được chăm sóc và xử lý như thế nào? 

Xem thêm

Bệnh viêm nướu gồm các giai đoạn nào? Có lây nhiễm không?

Bệnh viêm nướu (viêm lợi) là một tình trạng viêm nhiễm khá phổ biến và thường không có triệu chứng rõ ràng, khó phát hiện ngay.

Xem thêm

Đăng Ký Dịch Vụ





    Liên hệ trực tiếp với tư vấn viên & Bác Sĩ để được giải đáp thắc mắc nhanh nhất.
    Chat zalo
    Chat Facebook