Áp xe nha chu là vấn đề răng miệng phổ biến có nguy cơ phá hủy các mô mềm, xương nâng đỡ và liên kết răng vào ổ răng.
Áp xe nha chu là bệnh lý răng miệng không nên xem thường. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng mà còn tác động tiêu cực đến tính thẩm mỹ của hàm răng. Hãy cùng nha khoa San Dentist tìm hiểu về bệnh áp xe nha chu nhé!
Áp xe nha chu là gì?
Áp xe là tình trạng xuất hiện các ổ mủ viêm bên dưới da hay các mô cơ quan của cơ thể. Ổ mủ chứa xác bạch cầu, tế bào mô bị chết và vi khuẩn. Áp xe nha chu ảnh hưởng đến các mô quanh răng như nướu, dây chằng nha chu và xương ổ răng. Ngoài ra, tình trạng áp xe thường xuất hiện trong các túi nha chu.
Áp xe nha chu là loại viêm nhiễm cục bộ. Các mô nha chu sẽ bị phá hủy dẫn đến tình trạng mất răng vĩnh viễn. Theo thời gian, viêm nhiễm sẽ lan rộng ra các bộ phận khoang miệng và khu vực khác.
Áp xe nha chu do đâu?
Áp xe nha chu là vấn đề phổ biến với những người bị viêm nha chu nhưng không điều trị kịp thời. Khi bị viêm nha chu, vi khuẩn sẽ tích tụ bên dưới các túi nha chu gây nên hiện tượng nhiễm trùng và phá hủy chân răng. Áp xe nha chu có thể tái đi tái lại nhiều lần trong thời gian điều trị viêm nha chu, điều này do thức ăn, cao răng, vi khuẩn không được loại bỏ hoàn toàn.
Trong một số trường hợp, áp xe nha chu không liên quan đến bệnh viêm nha chu. Bệnh lý xuất phát từ một số nguyên nhân như:
- Người sử dụng thuốc kháng sinh toàn thân, bệnh tiểu đường, mang thai, nhiễm HIV.
- Mô nha chu bị chấn thương do có dị vật hay phẫu thuật.
Triệu chứng của bệnh áp xe nha chu
- Xuất hiện tình trạng sưng, phần nướu bị áp xe trở nên nhợt nhạt, ửng đỏ và nhô cao.
- Cảm giác đau nhức khó chịu khi ấn vào chỗ bị áp xe.
- Áp xe nha chu sưng tô, răng không bám chắc vào nướu, răng dễ lung lay.
- Sốt, mệt mỏi và sưng hạch bạch huyết ảnh hưởng đến khu vực lân cận.
- Bị tụi nướu, nướu không bám sát vào chân răng.
- Gặp tình trạng chảy máu nướu thường xuyên, có thể xuất hiện dịch vàng có mủ.
Cách điều trị bệnh áp xe nha chu
Điều trị áp xe nha chu là làm sạch ổ áp xe, ngăn chặn dứt điểm tình trạng viêm nhiễm. Tùy thuộc vào tình trạng răng miệng, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
- Vệ sinh răng miệng, lấy vôi răng ra khỏi chân răng.
- Điều trị tình trạng áp xe cấp tính bằng cách chích rạch hoặc dẫn lưu ổ áp xe, làm sạch, loại bỏ mủ và tác nhân gây viêm nhiễm.
- Vệ sinh túi nha chu bằng các biện pháp vệ sinh sâu hay cạo gốc răng.
- Tiêu diệt vi khuẩn trong ổ áp xe bằng kháng sinh đặt tại chỗ hay kháng sinh đường ống.
- Sử dụng thuốc giảm đau, sử dụng nước súc miệng và kem đánh răng kháng khuẩn.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc liên quan đến tình trạng áp xe nha chu hay phương pháp cấy ghép Implant, hãy liên hệ với nha khoa San Dentist qua hotline hoặc fanpage để được tư vấn và hỗ trợ.
NHA KHOA CHUYÊN SÂU RĂNG SỨ THẨM MỸ SAN DENTISTAn toàn đẹp mãi về sau
- Địa chỉ: Số 5 Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
- Hotline: 0342 28 28 28
- Email: lienhe@sandentist.vn
- Website: www.sandentist.vn
- Fanpage: https://www.facebook.com/sandentistvn