Khám răng định kỳ quan trọng như thế nào?

Khám răng định kỳ quan trọng như thế nào?

Chăm sóc răng miệng đúng cách không chỉ vệ sinh răng miệng mà còn cần khám răng định kỳ để đảm bảo sức khỏe răng miệng được tốt nhất.

Khám răng định kỳ quan trọng như thế nào?

Khám răng định kỳ quan trọng như thế nào?

Khám răng định kỳ giúp làm sạch răng miệng đúng cách

Vệ sinh răng miệng thường xuyên không loại bỏ hoàn toàn các mảng bám thức ăn, chúng sẽ tích tụ xung quanh kẽ răng, chân răng và nướu răng. Theo thời gian, các mảng bám này kết hợp với vi khuẩn hình thành cao răng. Vi khuẩn trong cao răng có thể xâm nhập vào kẽ răng, chân răng và nướu, gây ra các bệnh lý răng miệng. Vì vậy, chúng ta cần đến nha khoa để khám răng định kỳ và loại bỏ những mảng bám giúp làm sạch răng hiệu quả.

Khám răng định kỳ giúp phát hiện bệnh lý răng miệng

Răng là bộ phận cứng nhất nhưng cũng có thể bị phá hủy bởi các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm tủy, viêm nha chu. Tuy nhiên, bệnh lý ở mức độ nhẹ vẫn có thể được khắc phục và bảo vệ răng thật. Nếu để tình trạng diễn biến nghiêm trọng hơn, răng đã bị hư tổn có thể bác sĩ sẽ phải nhổ bỏ răng. Khám răng định kỳ giúp phát hiện sớm các bệnh lý răng miệng và có biện pháp khắc phục kịp thời giúp bảo vệ được răng thật.

Khám răng định kỳ giúp bảo vệ sức khỏe cơ thể

Răng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình ăn uống và sinh hoạt hàng ngày, nếu bị viêm nhiễm, quá trình này cũng bị hạn chế, gây suy nhược cơ thể và đau dạ dày. Nếu các bệnh lý răng miệng tiến triển nặng hơn có thể gây ra nhiều bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể như bệnh tim mạch, tiểu đường. Vì vậy, chúng ta cần chăm sóc răng miệng tốt hơn, ngăn chặn các bệnh lý phức tạp và tránh gây hại cho sức khỏe toàn cơ thể.

Khám răng định kỳ quan trọng như thế nào?

Khám răng định kỳ bao lâu một lần?

Theo các chuyên gia, thời gian khám răng định kỳ 6 tháng một lần để đạt hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, khoảng cách giữa các lần khám răng còn phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe răng miệng và chế độ chăm sóc răng miệng hàng ngày của từng người.

Trong một số trường hợp, người bệnh đang điều trị các bệnh lý răng miệng thì thời gian khám răng định kỳ sẽ ngắn hơn so với những người bình thường. Ngoài ra, có những trường hợp, người bệnh có thể khám răng trước thời điểm định kỳ bình thường là do tình trạng đau răng, nướu và xương hàm bị sưng tấy và nhiệt miệng xuất hiện ngày càng nhiều.

Khám răng định kỳ là một thói quen tốt và nên được duy trì để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Việc khám răng định kỳ không chỉ giúp hàm răng chắc khỏe, bảo vệ sức khỏe răng miệng mà còn giúp bảo vệ sức khỏe toàn cơ thể.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc về việc khám răng định kỳ hoặc phương pháp nha khoa thẩm mỹ, hãy liên hệ với nha khoa San Dentist qua hotline hoặc fanpage để được tư vấn và hỗ trợ. Bạn cũng có thể truy cập vào website San Dentist để cập nhật thêm nhiều kiến thức nha khoa hữu ích.

NHA KHOA CHUYÊN SÂU RĂNG SỨ THẨM MỸ SAN DENTIST

An toàn đẹp mãi về sau

Bài viết hữu ích

Nguyên nhân gây hở chân răng sứ là gì?

Sau khi sử dụng bọc sứ thẩm mỹ, nhiều người thường gặp phải tình trạng hở chân răng sứ, gây mất thẩm mỹ cho hàm răng.

Xem thêm

Nhổ răng khôn bao lâu thì lành? Những cách chăm sóc vết thương đúng

Nhổ răng khôn bao lâu thì lành là vấn đề mà nhiều người vẫn thắc mắc trước và sau khi thực hiện nhổ răng. Cùng San Dentist tìm hiểu nhé!

Xem thêm

Nhổ răng tháng cô hồn: Nên chọn buổi sáng hay chiều?

Câu chuyện nhổ răng vào tháng cô hồn được nhiều người quan tâm, đặc biệt là nên lựa chọn nhổ răng trong thời gian nào và khi sức khỏe ra sao?

Xem thêm

Chọn kem đánh răng phù hợp, ai cũng nên biết

Sau đây là những điều cần lưu ý khi quyết định lựa chọn kem đánh răng để chăm sóc răng miệng và bảo vệ nướu khỏe mạnh. 

Xem thêm

Hàm răng người đàn ông nói lên điều gì về họ?

Theo nhân tướng học, hàm răng của người đàn ông có thể suy đoán khá chính xác về tính cách, hôn nhân, tài chính và vận mệnh của họ.

Xem thêm

Uống nước chanh giải nhiệt sẽ gây hại cho răng miệng

Nước chanh có nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên, cũng có thể gây ra tác dụng phụ có hại cho răng miệng và cơ thể. 

Xem thêm

Đăng Ký Dịch Vụ





    Liên hệ trực tiếp với tư vấn viên & Bác Sĩ để được giải đáp thắc mắc nhanh nhất.
    Chat zalo
    Chat Facebook