Đánh bay hôi miệng chỉ với… 5.000 đồng!

Đánh bay hôi miệng chỉ với... 5.000 đồng!

Bệnh hôi miệng có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, với tình trạng chung là khiến cho hơi thở có mùi hôi. Người bị hôi miệng không chỉ rơi vào cảm giác thiếu tự tin khi giao tiếp, mà còn khiến người đối diện cảm thấy “khó chịu” bởi hơi thở có mùi.

Trong bài viết này, San Dentist sẽ mách bạn cách chữa bệnh hôi miệng tại nhà, bằng các vị thuốc dân gian có giá trị chưa tới… 5.000 đồng.

 

Nguyên nhân gây ra hôi miệng

Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi, khó ngửi, xuất phát từ trong khoang miệng và “lan tỏa” mỗi lần chúng ta nói chuyện, ca hát hoặc thậm chí là… thở. Người bị hôi miệng có thể sẽ không tự phát hiện được hơi thở có mùi nếu như tình trạng hôi nhẹ. Tuy nhiên, khi tự cảm nhận được “mùi hôi” từ hơi thở của mình, tức là bạn đã bị hôi miệng nặng và nên điều trị ngay.

Hôi miệng có thể đến từ nhiều nguyên nhân, trong đó được chia thành 2 nguyên nhân chính là hôi miệng tạm thời và hôi miệng do bệnh lý.

Hôi miệng tạm thời đến từ việc ăn uống các món ăn có mùi (bia, rượu, thuốc lá, đồ ăn,…), hoặc do vệ sinh răng miệng kém, có vôi răng,… hoặc có thể do việc đang dùng một loại thuốc uống nhất định gây ảnh hưởng hơi thở. Tình trạng hôi miệng tạm thời có thể tự hết hoặc điều trị dễ dàng tại nhà cũng như tại SanDentist.

Hôi miệng do bệnh lý xuất phát từ các bệnh liên quan đến răng miệng (viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng,…), hoặc thậm chí do các bệnh tiêu hóa (dạ dày, đường ruột,…). Với tình trạng hôi miệng do bệnh lý, chắc chắn người bệnh sẽ phải đến bệnh viện hoặc các hệ thống nha khoa uy tín như SanDentist để thăm khám và điều trị.

Chữa bệnh hôi miệng như thế nào?

Với tình trạng hôi miệng do bệnh lý, người bệnh buộc phải tới bệnh viện, trung tâm y tế hoặc các phòng khám nha khoa để xác định nguyên nhân, từ đó đề ra phương án điều trị.

Còn với tình trạng hôi miệng tạm thời hoặc hôi miệng nhẹ, San Dentist sẽ mách bạn các bài thuốc cực hữu hiệu giúp đánh bay hôi miệng ngay dưới đây.

Chữa hôi miệng bằng lá ngò gai

“Chữa hơi thở có mùi bằng… lá mùi tàu” (ngò gai) là bài thuốc dân gian đã có từ xa xưa, và được chứng minh rằng rất có hiệu quả với tình trạng hôi miệng. Ngò gai có hàm lượng tinh dầu cao và có mùi thơm tự nhiên, do đó mang tới công dụng đặc biệt trong việc loại bỏ mùi hôi. Ngoài ra, lá ngò gai còn có tính mát và chứa nhiều chất protid, phospho, vitamin C, glucid,… giúp chữa lành viêm nhiễm và tiêu diệt vi khuẩn gây mùi hôi miệng.

Đánh bay hôi miệng chỉ với... 5.000 đồng!

Để “chế” được bài thuốc trị dứt điểm hôi miệng bằng lá ngò gai, bạn chỉ cần chuẩn bị một lượng ngò gai vừa đủ, sau đó rửa sạch, cắt ngắn và đun sôi cùng gừng tươi và khoảng 400ml nước. Khi nước cạn còn khoảng 200ml là có thể sử dụng. Nên chia làm 2 lần uống và uống liên tiếp trong 3-4 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Ngoài ra, nếu như bạn đang bị nhiệt miệng/nhiệt nướu/nhiệt lưỡi dẫn đến hôi miệng, thì cũng có thể lấy lá ngò gai và nhai trực tiếp (nuốt nước, nhả bã). Cách này sẽ vừa làm thuyên giảm tình trạng nhiệt miệng/nhiệt lưỡi, đồng thời làm giảm mùi hôi miệng hiệu quả.

Chữa hôi miệng bằng gừng

Cũng giống ngò gai, gừng là loại thực phẩm chứa nhiều tinh dầu và các hợp chất giúp khử mùi nói chung và giảm hôi miệng nói riêng một cách hiệu quả. Ngoài ra, trong gừng còn chứa hợp chất 6-gingerol giúp kích thích tuyến nước bọt, làm sạch khoang miệng, từ đó giúp đánh bay các mùi hôi.

Đánh bay hôi miệng chỉ với... 5.000 đồng!

Công thức dùng gừng chữa hôi miệng khá đơn giản: Bạn chỉ cần rửa sạch gừng, thái lát và cho vào nước đun sôi. Sau khi để nguội, hãy dùng nước gừng này để súc miệng mỗi ngày.

Chữa hôi miệng bằng vỏ bưởi

Với hàm lượng tinh dầu cao và mùi thơm dễ chịu, vỏ bưởi có nhiều ứng dụng trong đời sống hàng ngày như dùng xông nhà ở, phòng trọ; dùng gội đầu;… và còn có thể dùng làm bài thuốc chữa hôi miệng giá rẻ mà hiệu quả. Ngoài ra, vỏ bưởi còn có nhiều vitamin C giúp bảo vệ răng nướu khỏe mạnh.

Đánh bay hôi miệng chỉ với... 5.000 đồng!

Cách thực hiện bài thuốc chữa hôi miệng bằng vỏ bưởi khá đơn giản, vì bạn chỉ cần… cắt nhỏ vỏ bưởi và bắt đầu nhấm nháp chúng như một món trái cây bình thường. Tuy nhiên, lưu ý rằng chỉ nên nhai vỏ bưởi để chúng ma sát và làm sạch khoang miệng, sau đó súc miệng lại bằng nước sạch.

Bên cạnh 3 bài thuốc “giá siêu rẻ” kể trên, vẫn còn rất nhiều phương pháp chữa hôi miệng tại nhà như dùng giấm táo, chanh, sữa chua hoặc mật ong,… và đều có những hiệu quả nhất định.

Ngoài ra, đừng quên tuân thủ các quy tắc dưới đây để đảm bảo việc vệ sinh răng miệng tốt nhất:

  • Chải răng ít nhất 2 lần/ngày, vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi ngủ
  • Dùng chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng, cũng như các khu vực mà bàn chải răng không chạm tới
  • Sử dụng nước súc miệng do nha sĩ khuyên dùng để diệt khuẩn và ngăn hình thành mảng bám
  • Khám nha khoa định kỳ 4-6 tháng/lần và thực hiện các chỉ định nha khoa cần thiết (cạo vôi, vệ sinh khoang miệng,…)
  • Uống đủ lượng nước cần thiết và nên uống nước sau khi ăn để làm trôi phần thức ăn còn dính trên răng.
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm “có mùi” như: hành, tỏi,… và hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá.

San Dentist hi vọng rằng bài viết này sẽ mang đến phương pháp chữa hôi miệng hiệu quả với bạn. Trong trường hợp bạn đã thử các bài thuốc kể trên nhưng tình hình vẫn không cải thiện, hãy liên hệ ngay với San Dentist để được các bác sĩ nha khoa hàng đầu tư vấn điều trị.

NHA KHOA THẨM MỸ SAN DENTIST

Bài viết hữu ích

Bọc răng sứ cho răng sâu có phải là giải pháp tốt nhất?

Tình trạng sâu răng diễn ra phổ biến ở mọi lứa tuổi. Răng sâu không chỉ gây mất thẩm mỹ, nó còn gây ra nhiều đau nhức khó chịu, phù nề khuôn mặt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ăn uống và sức khỏe. Hiện nay, với sự tiến bộ của

Xem thêm

Giải đáp từ chuyên gia: Răng sâu bị vỡ có bọc sứ được không?

Khi răng bị sâu và vỡ tác động xấu đến việc ăn nhai, gây đau nhức, giảm tuổi thọ răng và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bệnh nhân. Vậy răng sâu bị vỡ có bọc sứ được không, độ bền là bao lâu, hay có phương pháp can thiệp

Xem thêm

Làm cầu răng sứ mất bao lâu? Quy trình thế nào để đạt chuẩn nha khoa

Làm cầu răng sứ mất bao lâu, có nên làm cầu răng sứ không, quy trình có đảm bảo không là những câu hỏi thường gặp về phương pháp này.

Xem thêm

Chăm sóc vết thương do nhổ răng khôn đúng cách

Nhổ răng khôn sẽ để lại vết thương, và dù vết thương này không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng vẫn tiềm ẩn các nguy cơ.

Xem thêm

Mách bạn bí quyết chọn hình răng sứ đẹp!

Thẩm mỹ răng sứ là phương pháp làm đẹp được nhiều người quan tâm. Cùng San Dentist tìm hiểu bí quyết chọn hình răng sứ đẹp nhé!

Xem thêm

Nghiến răng gây hại cho răng miệng như thế nào?

Nghiến răng là một thói quen xấu không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn có thể gây ra các vấn đề liên quan đến răng miệng. 

Xem thêm

Đăng Ký Dịch Vụ





    Liên hệ trực tiếp với tư vấn viên & Bác Sĩ để được giải đáp thắc mắc nhanh nhất.
    Chat zalo
    Chat Facebook